/ 600
594

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 422

Chủ giảng: Pháp Sư Tịnh Không

Chuyển ngữ: Nguyên Thanh

Biên tập: Bình Minh

Giảng ngày: 25.5.2011

Địa Điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội_Hong Kong


Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 531, hàng thứ hai. Bắt đầu xem từ chỗ: Hựu Di Đà Yếu Giải diệc vân.

Đại sư Ngẫu Ích nói: Nhược vô bình thời thất nhật công phu, an hữu lâm chung thập niệm nhất niệm, túng hạ hạ phẩm nghịch ác chi nhơn, tinh thị túc nhân thành thục, cố cảm lâm chung ngộ thiện hữu, văn tiện tín nguyện, tử sự vạn trung vô nhất, khởi khả kiểu hãnh.

Đoạn này đại sư Ngẫu Ích khai thị rất hay. Niệm Phật có được vãng sanh hay không là quyết định ở một niệm sau cùng. Khi lâm chung thì một niệm hoặc mười niệm sau cùng là yếu tố quyết định được vãng sanh. Đạo lý và sự thật này ở trước đã nói qua nhiều lần, chúng ta nghe rồi tin tưởng, không hoài nghi, tiếp nhận tất cả.

Nhưng quý vị nhất định phải biết rằng, nếu thường ngày quý vị không nỗ lực hạ công phu. Công phu là gì? Là tín nguyện trì danh. Bồ Tát Đại Thế Chí dạy rằng: “đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục”. Đây là công phu thường ngày. Thế nào gọi là đô nhiếp lục căn? Dùng một câu đơn giản nhất mà nói, để ai cũng có thể hiểu được, đó là buông bỏ vạn duyên. Nói cách khác là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, ở trong cảnh giới lục trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, nhất định không có tham luyến, nhất định không có sân nhuế, không hoài nghi, không kiêu mạn. Đây mới gọi là thật sự buông bỏ. Sau đó là niệm câu danh hiệu Phật này. Tịnh niệm là không hoài nghi, không tạp loạn. Niệm này tức là thanh tịnh, tức là tịnh niệm. Nói cách khác, không buông bỏ, thì không có tịnh niệm. Điều này quý vị nhất định phải biết. Tâm không thanh tịnh, tịnh niệm là dùng tâm thanh tịnh niệm Phật.

Tương tục là không gián đoạn. Mỗi ngày phải có quy định thời khóa cho mình, không được để gián đoạn. Định thời khóa không phải cần số lượng nhiều hay ít, mà quý ở chỗ là quý vị nhất tâm chuyên niệm, mỗi ngày mười niệm cũng tốt rồi. Ngoài việc định thời khóa ra gọi là tán thời khóa. Tán thời khóa tức là nhớ lúc nào thì niệm lúc đó.

Niệm Phật là điều tốt, không niệm Phật là vọng tưởng. Niệm Phật thì vọng tưởng không còn. Cho nên dùng danh hiệu Phật để thay thế tất cả vọng niệm. Cho nên niệm Phật gọi là chánh niệm, khi không niệm Phật là tà niệm. Chúng ta luôn muốn chánh niệm thắng được tà niệm, như vậy chắc chắn quý vị được vãng sanh rồi. Vì thế bình thường công phu bảy ngày là rất quan trọng. Ở trước chúng ta cũng đã học qua, cũng có không ít các bạn đồng học đang học tập. Học tập điều gì? chư vị tổ sư bảo chúng ta một ngày một đêm, quý vị nên dành một chút thời gian mỗi tháng tu một lần. Câu danh hiệu Phật này, quý vị niệm một ngày một đêm đừng để gián đoạn, làm thành một thói quen, cứ mỗi tháng phải có một lần. Tức là dùng mười niệm pháp của đại sư Ấn Quang, niệm rõ ràng, nghe minh bạch, nhớ kỹ càng. Chỉ cần nhớ từ một đến mười, quý vị không cần đếm, không cần dùng chuỗi hạt, hoàn toàn nhớ trong tâm, vả lại là nhớ một cách tự nhiên, không được có chút miễn cưỡng nào. Phương pháp này rất dễ nhiếp tâm, tức là khi niệm Phật vọng niệm không có mặt, niệm cho hết vọng niệm. Thật ra thì vọng niệm là từ tâm nhiễm ô sanh ra. Tâm thanh tịnh thì không có vọng niệm. Không có vọng niệm, có thể giúp tâm chúng ta được thanh tịnh. Ích lợi nhiều lắm! Điều này quý vị cần phải biết.

Thường ngày có công phu, lúc lâm chung mới có cảm ứng. Sự cảm ứng này tức là một niệm, mười niệm lúc lâm chung. Nếu thường này không có công phu, thì cảm ứng lúc lâm chung rất khó nói. Nếu như nghiệp chướng hiện tiền, thì cuộc đời này của quý trôi qua một cách vô ích. Gặp được duyên tốt như vậy, mà không chịu nắm bắt. Cho nên công phu hàng ngày là quan trọng hơn hết. Quan trọng nhất của công phu là sự buông bỏ. Ta không liên quan gì với thế gian lộn xộn này.

Muốn giúp đỡ hết thảy chúng sanh khổ nạn, phải biết tùy duyên diệu dụng. Quý vị thấy, trong Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán nói về tùy duyên diệu dụng, điều quan trọng là phải hiểu được ý nghĩa của diệu dụng. “Diệu dụng” là gì? Diệu dụng là không quan tâm. Buông bỏ là diệu dụng, không buông bỏ là không diệu dụng. Quý vị sở hữu tất cả đức dụng là tu phước. Điều này chẳng thể không biết. Nếu buông bỏ được, buông bỏ gọi là tu công đức, công đức có thể giúp quý vị vãng sanh, nhưng phước đức thì không thể. Tu phước đức nhiều thì được phước báo trời người, nhưng chắc chắn quý vị không thoát khỏi lục đạo luân hồi. Đạo lý này quý vị nhất định phải hiểu rõ.

/ 600