/ 600
479

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 420

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Minh Tuệ

Biên tập: Bình Minh

Thời gian: 19.05.2011

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội_HongKong

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quí vị xem Đại Thừa Vô lượng Thọ Kinh Giải, trang 528, hàng thứ ba đếm từ dưới lên. Bắt đầu xem từ câu “thế nào là chí tâm”.

Với câu “thế nào là chí tâm”, kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ đã đưa ra thí dụ của Thập công. Thập công là đại sư Cưu Ma La Thập, đại sư đã đưa ra một thí dụ, giống thư một người đang gặp giặc cướp hung dữ muốn giết hại, người kia muốn bơi qua sông để chạy thoát. Chính lúc này, người đó chỉ nghĩ đến cách bơi qua sông, chỉ nghĩ đến chuyện đó thôi, ngoài ra không có suy nghĩ nào khác. Việc nghĩ đến cách bơi qua sông đó là nhất niệm. Trong mười niệm đó không lẫn những niệm khác.

Chắc là có người thắc mắc với ngài La Thập, thế nào là chí tâm? Thế nào là nhất niệm? Ngài La Thập đưa ra một thí dụ, như một người gặp giặc cướp, lúc đi đường mà gặp giặc cướp, mà tên cướp này lại quá hung dữ, muốn giết hại anh ta, muốn thoát thân, anh ta chạy đến bên bờ sông, lúc này trong đầu người gặp nạn chỉ có một suy nghĩ là làm cách nào để bơi qua sông, ngoài suy nghĩ đó ra không nghĩ đến chuyện gì khác. Suy nghĩ đó gọi là nhất niệm, vì sao vậy? Vì nó không lẫn vào những suy nghĩ khác.

Chúng ta niệm Phật cũng nên dùng phương pháp này. Thế nào gọi là nhất tâm? Không nghi ngờ, không có những suy nghĩ khác xen vào, không có những suy nghĩ khác xen vào giữa, chính lúc đó gọi là nhất tâm. Ý nghĩa của nhất niệm và chí tâm là giống nhau.

“Hành giả diệc nhĩ”, Hành giả là người tu tập, người thực hành pháp môn niệm Phật, cũng thực hành như thế. “Hoặc niệm danh hiệu Phật, hoặc nhớ nghĩ đến hình tướng Phật”, đều giống nhau. Nhớ nghĩ đến danh hiệu của Phật gọi là trì danh niệm Phật, nhớ nghĩ đến tướng tốt của Phật gọi là quán tưởng niệm Phật, đều có thể được. Quan trọng là ở chỗ “niệm Phật không gián đoạn”, ý niệm đó không lúc nào ngưng nghỉ. Vì sao vậy? Vì khi ngưng nghỉ thì tạp niệm liền xen vào, có niệm là vọng niệm, vô niệm là vô minh, cả hai đều không thể thành tựu được, vọng tường không cho xen vào, vô minh cũng không cho xen vào. Vô minh là sự ngu si, vọng tưởng chính là tham, sân, si, mạn, đó là những thứ làm chướng ngại tự tánh, là những thứ phá hoại sự nhất tâm bất loạn của quí vị, đây là vấn đề người tu pháp môn niệm Phật cần hiểu rõ.

Niệm Phật không gián đoạn cho đến mười niệm, chí tâm như thế gọi là mười niệm. Từ một niệm đến mười niệm, thì đến lúc mạng chung chắc chắn sẽ được vãng sanh. Nên gọi người tu pháp môn niệm Phật như người muốn bơi qua sông trong trong thí dụ trên, chỉ muốn qua sông, không nghĩ đến điều gì khác, đó gọi là chí tâm, nhớ nghĩ như thế liên tục đến mười lần thì gọi là mười niệm. Nếu lúc lâm chung mà thực hành được như thế thì chắc chắn sẽ được vãng sanh. Đây là lời khẳng định, không chút nghi ngờ, thực tế như thế, như những lời Thiện Đạo địa sư đã nói, vạn người đi thì vạn người sẽ đến.

“Nãi chí nhất niệm”, đến lúc lâm chung, không kịp thực hành được mười niệm thì anh ta đã tắt thở, nếu trong khoảng thời gian cuối cùng đó, mà anh ta vẫn nhớ nghĩ đến đức Phật A di đà, thì anh ta vẫn được vãng sanh, đó là bổn nguyện của đức Phật A di đà, trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó anh ta chắc chắn sẽ thấy Phật. Nếu trong niệm cuối cùng mà được thấy Phật, mỗi niệm tương ưng mỗi niệm Phật, anh ta không đủ thời gian, không kịp trăn trối với mọi người: Phật đã đến tiếp dẫn tôi đi rồi, tôi theo Phật đây. Không đủ thời gian để nói câu này. Nếu trong mười niệm anh ta có đủ thời gian để nói với mọi người, anh ta được Phật đến tiếp dẫn. Cuối cùng chỉ còn một niệm thì anh ta không đủ thời gian, chỉ tận mắt thấy được Phật đến tiếp dẫn, đó chính là đích thực được vãng sinh.

Ý này trong luận Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương có nói: “Niệm tâm thuần cố”, thuần là không xen lẩn, cố là chắc chắn, kiên cố. Tâm của người đó lúc bấy giờ rất định tĩnh, kiên cố, không còn bị ngoại cảnh lay chuyển, liền được vãng sanh. “Âm thầm hợp với đạo lí, chứng quả vô sinh”, hai câu này rất hay, ý nghĩa của hai câu đó là gì? Vì tâm niệm lúc lâm chung là chân tâm, không phải vọng tâm. Không lẫn sự nghi ngờ, không bị vọng niệm chen vào, đó là chân tâm. Trong giáo lí Đại thừa đức Phật thường nói: “Chân tâm li niệm”, trong chân tâm không có vọng niệm, trong chân tâm các vị chỉ có một câu A Di Đà Phật, đây là âm thầm hợp với diệu đạo. Đạo là gì? Đạo là tự tánh. Diệu là gì? Diệu là diệu dụng, nó có tác dụng rất kì diệu. Có thể gắn chặt niệm cuối cùng khi lâm chung với thể dụng của tự tánh, điều này thật đáng nể. Phẩm vị này cao, chứng nhập được vô sanh. Ở đây cho thấy nhân duyên họ họ khá thù thắng. Làm sao có việc lạ lùng như thế! Suốt đời là vọng tâm, nhưng cuối cùng khi lâm chung lại có chân tâm, đó là việc vô cùng khó khăn. Chứng được vô sanh tức là nhập vào cảnh giới Thường tịch quang, tức là nhập vào tự tánh, mà tự tánh vốn không sanh không diệt. Khi chứng ngộ, Huệ Năng nói năm câu, câu thứ hai ngài nói rằng: “đâu ngờ tự tánh vốn không sanh diệt”. Ngài nói hay quá! Vì vậy cho dù có phạm thập ác ngũ nghịch, mà khi lâm chung vẫn niệm Phật cho đến nhất niệm thì vẫn được vãng sanh. Những người khi phạm thập ác ngũ nghịch, khi lâm chung địa ngục hiện tiền, khiến họ thực sự lo sợ, trong lúc đó những vọng niệm của họ đều mất thết, chỉ còn lại một niệm, nếu nhắc nhở họ câu A Di Đà Phật, họ nắm lấy niệm đó, không còn hoài nghi, không còn xen tạp, thì lúc đó họ đạt được phẩm vị nào? Há không phải Thiện Đạo đại sư từng nói: Tứ độ tam bối cửu phẩm, ở chỗ gặp duyên không giống nhau. Khi lâm chung gặp nhân duyên thù thắng như thế, chắc chắn là thượng bối vãng sanh. Niệm chân thành đến cùng cực thì sẽ được sinh lên thượng phẩm. Trong việc chân thành vẫn có những cấp độ không giống nhau, như thượng trung phẩm, thượng hạ phẩm, thượng bối vãng sanh. Chúng ta nên biết, thượng bối vãng sanh là được sinh vào cõi Thật báo trang nghiêm, trung bối sanh về cõi phương tiện hữu dư, hạ bối là sanh về cõi phàm thánh đồng cư. Quả báo quá thù thắng. Tất cả pháp thế gian hay xuất thế gian chỉ pháp này là chân thật, những pháp khác đều giả. Trong kinh Bát nhã đức Phật dạy: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, chỉ có việc này là chân thật.

/ 600