/ 600
540

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 419

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Minh Tuệ

Biên tập: Bình Minh

Thời gian: 18.05.2011

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội_HongKong

 

Chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quí vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 527, hàng thứ 7 đếm từ dưới lên.

Tịnh tông thường nói đến nhất niệm, thập niệm, chỉ cho việc xưng niệm một tiếng, mười tiếng danh hiệu Phật của những người phàm phu. Trong Vô Lượng Thọ Kinh Sớ của ngài Nghĩa Tịch nói: Niệm ở đây, tức là Nam mô A di đà Phật. Sáu chữ gọi là một niệm, là nói tụng niệm một danh hiệu Phật gọi là nhất niệm.

Vấn đề này ngài Hoàng Niệm Tổ đã nói với chúng ta. Trong tông Tịnh độ, bình thường chúng ta nói một niệm hay mười niệm, chỉ là nói việc niệm danh hiệu Phật A di đà. Niệm một tiếng gọi là nhất niệm, niệm mười tiếng gọi là mười niệm.

Trong Vô Lượng Thọ Kinh Sớ, pháp sư Nghĩa Tịch cũng đồng ý với cách nói như thế. “Thử” chỉ địa cầu chúng ta đang sống ở đây, đối với người tu tập pháp môn Tịnh độ, chữ “niệm” mọi người đều có cách giải thích, đó là “xưng Nam mô A di đà Phật”, xưng sáu chữ đó gọi là một niệm, đây cũng là cách chúng ta hay nói, niệm một danh hiệu Phật gọi là nhất niệm. Chúng ta nhớ lại đức Thế Tôn hỏi Bồ tát Di lặc, nói với Bồ tát Di lặc, cũng hỏi về việc nhất niệm, nhất niệm mà mọi người thường nói đến. Trong nhất niệm này có bao nhiêu niệm nhỏ? Đây là việc bình thường chúng ta không nghĩ đến, không những hỏi có bao nhiêu niệm nhỏ mà còn hỏi có bao nhiêu tướng, bao nhiêu thức trong một niệm? Nói theo ngôn ngữ hiện đại, bao nhiêu tướng, đó là hiện tượng vật chất. Bao nhiêu thức, nói theo ngôn ngữ hiện nay là hiện tượng tinh thần. Ý nghĩa của việc đặt câu hỏi như thế là rất sâu sắc. Câu trả lời của Di lặc, kì thực, kiểu một câu hỏi một câu trả lời của chư Phật với Bồ tát là để dạy chúng ta, những câu hỏi như thế chúng ta không biết hỏi, đức Phật thay chúng ta đặt câu hỏi, Bồ tát Di lặc dạy rõ cho chúng ta, nói rằng một khảy móng tay có ba mươi hai ức trăm ngàn niệm, trong một niệm có ba mươi hai ức trăm ngàn niệm. Một câu niệm Nam mô A di đà Phật của chúng ta mất một giây hay bao nhiêu? Không được một giây, một giây có thể khảy bao nhiêu lần? Tôi tin ít nhất có thể khảy được năm lần. Ba mươi hai ức trăm ngàn niệm nhân với năm trăm ngàn là mười vạn. Một khảy móng tay có ba trăm hai mươi triệu. Một giây thì sao? Có một ngàn sáu trăm triệu niệm. Niệm bình thường của chúng ta, tâm có niệm riêng của nó, niệm này rất thô, cứ chia nhỏ nó ra, một giây trôi qua, có một ngàn sáu trăm triệu niệm, đây là những niệm nhỏ. Nhất niệm được nói đến trong giáo lý Đại thừa là chỉ vấn đề này. Nhất niệm nơi chúng ta đang nói đến ở đây là người phàm phu trong sinh hoạt hàng ngày gọi là “niệm trong tâm”. Niệm một danh hiệu Phật ra khỏi miệng là nhất niệm, chưa ra khỏi miệng, niệm vẫn còn trong lòng cũng là nhất niệm. Bồ tát Di lặc đã nói cho chúng ta, khoa học hiện tại nói, trong nhất niệm của tâm chúng ta đang niệm có đến một ngàn sáu trăm triệu niệm. Ngày nay chúng ta lấy một giây là đơn vị, một giây, “niệm niệm hình thành”, “hình” là gì? Đó là tướng trong câu hỏi của Phật, có bao nhiêu tướng? Hiện tượng, hiện tượng vật chất, trong mỗi một niệm đều có hiện tượng vật chất, niệm niệm hình thành, tướng phần A lại da. “Hình giai hữu thức”, trong mỗi tướng phần đều có thức. Thức là gì? Kiến văn giác tri, thọ tưởng hành thức đều có. Kiến văn giác tri đó là những yếu tố trong tự tánh, trong A lại da thì không gọi là kiến văn giác tri nữa mà gọi là thọ tưởng hành thức. Thấy sắc, sắc đó là vật chất, sắc thọ tưởng hành thức sẽ biến thành gì? Tinh thần và vật chất dung hợp thành một thể, không thể tách rời được. Vật chất từ đâu mà có? Hiện tượng vật chất đó là ý niệm. Quí vị thấy niệm niệm hình thành, niệm là nền tảng của tinh thần và vật chất, cả hai hiện tượng vật chất và tinh thần đều xuất phát từ ý niệm. Ý niệm này, niệm là gì? Giới khoa học cho rằng tất cả những thứ này là năng lượng, họ cho rằng thọ tưởng hành thức là tin tức, vật chất. Giới khoa học nói ba thứ: tin tức, năng lượng và vật chất. Nhà Phật nói nghiệp tướng, chuyển tướng và cảnh giới tướng trong A lại da. Có cả ba trong một niệm, hoàn thành trong một niệm. Vấn đề này đã được các nhà Vật lý cận đại phát hiện, những báo cáo của họ hoàn toàn giống với tam tế tương trong A lại da của nhà Phật. Khi ý niệm có mặt chúng ta mới thấy được hiện tượng tinh thần, hiện tượng vật chất và hiện tượng tự nhiên. Vạn vật trong vũ trụ cùng với những hoạt động của bản thân chúng ta. Nếu như nhất niệm này gián đoạn thì vũ trụ này sẽ không còn. Vì thế Phật dạy: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, nó không có thật. Bất quá ý niệm này chỉ là tướng tương tục mà thôi. Thông thường chúng ta hay giải thích đó tướng giống nhau và tương tục, tuyệt đối không có hai hiện tượng hoàn toàn giống nhau, gọi là giống nhiều hơn khác, tướng giống nhau và tương tục. Vấn đề này chúng ta không thể không biết, niệm đó gọi là chân niệm, trong Đại thừa gọi là nhất niệm. Nhất niệm nói ở cõi này là nhất niệm của trong tâm có niệm mà đức Phật đã hỏi, niệm mà người phàm phu chúng ta đã khởi lên, niệm Phật A di đà cũng là nhất niệm, nhưng A di đà Phật có sáu chữ, nếu bỏ đi hai chữ nam mô để niệm bốn chữ còn lại cũng được, niệm nhanh, xem trong một giây có thể niệm xong hay không? A di đà Phật, cũng được. Một niệm như thế có đến một ngàn sáu trăm triệu.

/ 600