/ 600
568

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 417

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Liên Hải

Biên tập: Bình Minh

Thời gian: 17.05.2011

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội_HongKong


Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải trang 524, hàng thứ sáu từ dưới đếm lên, bắt đầu xem từ đoạn “hựu Báo Ân Luận viết”.

“Nay theo đoạn này mười niệm vãng sanh, chuyên chỉ cho người trú Đại Thừa, Đại Thừa như thiền Tông đắc phá tham, và người đọc kinh điển Đại Thừa mà được giải ngộ cũng như vậy, người này không chuyên tu Tịnh Độ như Trí Giả, Vĩnh Minh, sở kiến của luận này, càng cao hơn bước nữa’. Trong ngoặc đơn nói, mượn Vĩnh Minh đại sư làm ví dụ không ổn thỏa lắm. Vì Vĩnh Minh ngày đêm niệm Di Đà một vạn tiếng.”

Chúng ta bắt đầu xem ở đoạn này. Về tam bối vãng sanh, đoạn kinh này là đoạn cuối cùng. Niệm Lão chú giải rất dài. Phẩm kinh này tổng cộng có bốn đoạn lớn. Đoạn thứ nhất là thượng bối vãng sanh, đoạn thứ hai là trung bối, đoạn thứ ba là hạ bối, đoạn cuối cùng chính là “người trú Đại Thừa”. Nói cách khác, họ không phải tu tông Tịnh Độ, là hạng người này. Ý nghĩa này vô cùng sâu rộng. Hiển thị Phật A Di Đà tiếp dẫn tất cả chúng sanh. Vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc để học tập. Ở nơi đó thành tựu viên mãn. Tâm lượng của họ rất lớn, không có phân biệt pháp môn. Chỉ cần là người Đại Thừa thì đều hoan nghênh. Nên trong Báo Ân Luận nêu Vĩnh Minh đại sư làm ví dụ, đúng là không thỏa đáng lắm. Vì Vĩnh Minh đại sư mỗi ngày niệm Phật một vạn lần. Chứng tỏ Ngài thực sự chuyên tu Tịnh Độ. Ngài không phải tu pháp môn khác. Báo Ân Luận có một đoạn như vầy: “Cẩn án thử đoạn”, đoạn này chính là đoạn cuối cùng của tam bối vãng sanh. Đoạn này nói thập niệm vãng sanh, chuyên chỉ cho người trú Đại Thừa mà nói, là nói người có tâm hạnh Đại Thừa. Chúng ta giải thích như vậy mới tương đối thỏa đáng.

Đại thừa, Tiểu thừa phân biệt như thế nào? Cách phân chia đơn giản nhất là, Đại Thừa tâm lượng lớn, bao dung rộng. Tiểu thừa tâm lượng nhỏ, tấm lòng tương đối nhỏ hẹp. Đại Thừa chắc chắn không có phân biệt pháp môn, có thể bao dung, trong kinh Phật thường nói: “tâm bao Thái hư, lượng châu sa giới”, đó chính là tiêu chuẩn của người Đại Thừa.

Bất luận tu pháp môn gì, cho đến không cùng tôn giáo, thực sự có tấm lòng như vậy. Họ đem công đức họ tu tập được, hồi hướng cầu sanh Tịnh Độ, tất cả đều được vãng sanh. Hơn nữa Phật A Di Đà đều sẽ đến tiếp dẫn họ. Họ sẽ được Phật A Di Đà đối xử bình đẳng.

Đoạn này nêu lên một ví dụ, ví như Thiền tông đắc phá tham, phá tham tức là đắc thiền định, khai ngộ rồi. Không phải là đại triệt đại ngộ, chưa minh tâm kiến tánh. Người như vậy, nếu họ nghe đến pháp môn Tịnh Độ, nghe đến danh hiệu Di Đà có thể sanh tâm hoan hỉ, lâm chung thập niệm cũng có thể vãng sanh, đó là thiền tông. Ngoài ra còn Giáo môn, giáo môn đọc tất cả kinh điển Đại Thừa. Quí vị xem, người được giải ngộ đều là giáo môn. Hiện nay chúng ta đọc kinh Đại Thừa, chứng ngộ không có, nhưng thực sự có giải ngộ. Nghĩa thú trong kinh Đại Thừa nói chúng ta có thể lãnh hội được. Vậy phải nhờ vào điều gì? Phải nhờ vào chân thành, Ấn Quang Đại sư thường nói hai chữ “thành kính”, chân thành, cung kính. Không có tâm chân thành cung kính, đọc Đại Thừa cả đời cũng không đạt được giải ngộ. Giải ngộ này chính là điều đã nói trong bài kệ khai kinh: “nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa”. Không có thành kính, người đó sẽ rất ngạo mạn, hiếu thắng, tham trước danh văn lợi dưỡng. Việc gì cũng luôn cho mình là đúng, hời hợt nóng nảy. Người như vậy, nghe kinh một đời cũng sẽ không hiểu. Điều này chúng ta nên biết vậy. Việc của người khác biết hay không cũng không hề gì, việc mình phải nên biết. Bản thân mình đời này có thể thành tựu hay không, trong quá trình tu học chúng sanh xảy ra vấn đề gì không, điều đó phải để ý cẩn thận. Đầu tiên bản thân chúng ta hiểu được, bản thân không phải là hàng thượng thượng căn. Làm sao biết được không phải là hàng thượng thượng căn? Phải dùng hai chữ thành kính này để làm tiêu chuẩn. Chúng ta chưa làm được. Chân thành cung kính chúng ta có, không phải không có, chưa đạt đến tiêu chuẩn. Chúng ta chỉ có hai ba phần tâm cung kính. Thực sự cũng đã tốt lắm rồi. Thời đại ngày nay, người không có phần cung kính nào nhiều lắm, nhiều lắm, phổ biến đều như vậy. Vì sao ngày nay Phật Pháp suy đồi đến mức độ này? Không phải không có người học, người học rất nhiều. Về mặt thành tựu, thì đời trước hơn đời sau rất nhiều. Nguyên nhân ở đâu? Chúng ta nhất định phải biết. Tâm thành kính của chúng ta không sánh bằng những thầy giáo thế hệ trước. Thế hệ trước chúng ta như Hoàng Niệm Tổ, thầy Lý, chúng ta không thể nào sánh được với họ, thế hệ trước hơn nữa càng không cần phải nói. Thế hệ trước hơn nữa như Đế Nhàn Lão hòa thượng, Hư Vân pháp sư, Hạ Liên Cư cư sĩ, đó đều là thế hệ trước nữa. Thực sự khách quan mà quan sát, đời sau không bằng đời trước. Phật Pháp hưng thịnh thì đời sau tốt hơn đời trước, thế hệ sau hay hơn thế hệ trước, đó là hưng thịnh. Thế hệ sau không bằng thế hệ trước đó là suy đồi. Nguyên nhân là do đâu? Chúng ta cũng có thể hiểu được. Cơ sở giáo dục chúng ta tiếp thu không tốt như thế hệ trước. Thế hệ trước trường tư thục xuất hiện, từ nhỏ đã học qua sách Thánh hiền, học thuộc sách Thánh hiền, thế hệ tôi không còn nữa. Tôi cũng đã từng vào trường tư thục, khoảng nửa năm, nửa năm sau tư thục đã đổi thành trường học. Môn học của tư thục không còn nữa, sách giáo khoa tân biên, lúc đó gọi là tiểu học sơ cấp. Sách giáo khoa thành lập cho chế độ hai năm. Sơ cấp tiểu học thời gian ngắn, chế độ hai năm, giống như nông thôn, ở thành phố tương đối tốt hơn, tiểu học ở thành phố sáu năm, tiểu học ở nông thôn chỉ hai năm. Hoàn toàn không học những loại sách như Tam Tự kinh, Thiên tự văn. Đệ Tử Quy cũng không học nữa, môn học này đều không còn nữa. Người lớn hơn tôi bốn năm tuổi, họ đều được học. Nói cách khác, cơ sở quốc học của họ hơn hẳn chúng tôi rất nhiều. Trẻ em năm năm học rất nhiều sách. Đó đều là duyên khác nhau. Đây không phải là trong nhà không dạy, mà chính sách quốc gia đã thay đổi. Sau này chúng tôi lớn lên rồi. Nhìn thấy giai đoạn lịch sử này, tôi đã rõ ràng. Giai đoạn lịch sử này là quân phiệt cát cứ, xã hội động loạn, chính sách thay đổi không ngừng. Tuy là Dân quốc, người lãnh đạo thường thường thay đổi. Chúng ta sanh vào thời đại này là khổ rồi, vậy thế hệ sau chúng ta môi trường họ sống chúng ta đều biết, càng khổ hơn! Tám năm kháng chiến thực sự khổ không kể xiết, mỗi ngày đều nghĩ đến là chạy nạn. Chúng ta chạy trước, người Nhật đuổi theo sau. Lúc cự ly đến gần, tiếng súng bắn đều đã nghe thấy. Cho nên trong nhà, sự giáo dục của người lớn đối với trẻ con, chú trọng nơi giáo dục cuộc sống. Lúc nào cũng có thể vì chiến tranh mà người chết nhà tan. Lúc này trẻ con phải tiếp tục sinh tồn, nên chúng tôi từ năm mười tuổi đã bắt đầu học cái gì? Học nấu cơm, học giặt giũ áo quần, học tự chăm sóc bản thân. Không có gia đình, bản thân vẫn có thể tiếp tục sống, chú trọng loại giáo dục đó. Cho nên người trong thế hệ chúng tôi, những người trong hàng tuổi này, việc gì cũng biết làm, từ nhỏ đã được học, quí vị không học cũng không được, đối với sách cổ đều vứt hết. Chứng tỏ thế hệ chúng ta đọc rất ít cổ tịch. Sau này trong lúc thời gian công việc rỗi rãi, bản thân mới đọc được một ít.

/ 600