Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 409
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chuyển ngữ: Hạnh Chơn
Biên tập: Bình Minh
Thời gian: 12.05.2011
Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội_HongKong
Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin mời ngồi. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 510, hàng thứ ba, bắt đầu xem từ câu thứ ba.
“Hựu tất đàn tứ ích, hậu tam ích sự bất qua khởi, thảng bất tùng thế giới thâm phát khánh tín, tắc hân yểm nhị ích thượng bất năng sanh, hà huống ngộ nhập lý Phật”.
Ngẫu Ích đại sư, trong Yếu Giải giả thiết một vấn đề, giải quyết nghi hoặc của vài người. Pháp môn niệm Phật này hoàn toàn tôn sùng Phật A Di Đà, chính là tha Phật. Có người nghi hoặc có phải là có muội tâm tông? Vì tôn chỉ tu học của đại thừa chính là minh tâm kiến tánh. Minh tâm kiến tánh có phát sanh xung đột với sự sùng kính Phật A Di Đà chăng? Hoàng Niệm Tổ ở đây dẫn chứng, khai thị của ba vị tổ sư đã chứng minh được điều này.
Đoạn này là Yếu Giải của Ngẫu Ích đại sư, trong Yếu Giải nói đến điều này. “Vấn, Phật ký tâm tác tâm thị, hà bất cánh ngôn tự Phật, nhi tất dĩ tha Phật vi thắng, hà dã?” Tại sao? “Đáp, thử chi pháp môn, toàn tại liễu tha tức Phật”. Câu này vô cùng quan trọng, tự tha không hai, tự tha là một. Tự là tự mình, tha là Phật A Di Đà. Tự mình và Phật A Di Đà đích thực là nhất thể, xác thực là nhất thể.
“Nhược húy ngôn tha Phật, tắc thị tha kiến vị vọng. Nhược thiên trọng tự Phật, khước thành ngã kiến điên đão”. Bài trước chúng ta đã học đến đây. “Hựu tứ tất đàn” Ngẫu Ích đại sư đưa ra ví dụ tứ tất đàn để nói. Tứ tất đàn, thứ nhất là “thế giới tất đàn”, khiến tất cả chúng sanh sanh lợi ích hoan hỷ. Ý này chính là nói đệ tử Phật, người học Phật ở mọi lúc mọi nơi nên học Bồ Tát Di Lặc, vì sao vậy? Vì hai chữ “tất đàn” này chính là bố thí. “Đàn” là bố thí, “tất” là bố thí phổ biến. Mọi lúc mọi nơi không phân biệt, không chấp trước, bình đẳng phổ biến bố thí. Thứ nhất là bố thí hoan hỷ, vì thế đối nhân đối sự đối vật phải dùng tâm hoan hỷ để tiếp đãi, vì sao vậy? Vì tự tha là một không phải hai, lợi ích tha chính là lợi ích chính mình. Họ hoan hỷ, mình hoan hỷ, mình hoan hỷ, họ cũng hoan hỷ, đây là điều thứ nhất.
Điều thứ hai “vị nhất tất đàn” dùng lời của chủ tịch Mao để nói là: toàn tâm toàn ý vì người phục vụ. Trong Phật pháp đại thừa phạm vi vô cùng rộng lớn, Ngài không nói vì nhân dân, ngài nói là vì chúng sanh. Trong chúng sanh bao gồm nhân dân, trong nhân dân không bao gồm chúng sanh, phạm vi của chúng sanh rất lớn. Chúng duyên hòa hợp mà sanh khởi nên gọi là chúng sanh. Thật ra Chư Phật Như Lai, chư đại Bồ Tát không gì không vì tất cả chúng sanh khắp biến pháp giới hư không giới, sanh thiện ích. Làm sao để giúp họ ly khổ đắc lạc.“Vi nhân”, chính là giúp họ đắc lạc, niệm niệm không quên! Từng thời từng khắc nhìn thấy chúng sanh khổ nạn phải giúp họ giải quyết.
Đệ tam tứ tất đàn là đối trị, đối trị là bạt khổ. Vì người là dữ lạc, trong kinh Phật nói từ bi. “Từ” là dữ lạc, “bi” là bạt khổ. Chúng sanh có khổ, nhất định phải giúp họ giải quyết. Hiện nay thế giới này, diễn biến đến tình trạng như ngày nay, có thể nói là khổ đến cực điểm. Chúng ta bình tĩnh quan sát, rốt cuộc nguyên nhân gì xảy ra vấn đề? Quan sát tường tận, suy nghĩ và nhận xét của chúng ta đã sai lầm.
Từ xưa, ở Trung Quốc thường nói 5000 năm nay. 5000 năm này là có lịch sử ghi chép, hoàng đế phát minh văn tự. Từ hoàng đế đến chúng ta hiện nay đã bốn ngàn, năm ngàn năm. Trên hoàng đế là thần nông 500 năm, trên nữa là Phục Hy cũng 500 năm. 500 năm này tuy không có văn tự nhưng đã có dấu tích văn tự nguyên thủy. Phục Hy vẽ bát quái, có thể nói là bắt đầu của văn tự. Phục Hy đến hoàng đế 1000 năm. Truyền thống văn hóa xưa, trước đây tôi đã báo cáo với quý vị, nhất định không ít hơn Ấn Độ.
Tôn giáo Bà la môn của Ấn độ. Họ nói với tôi lịch sử của họ ít nhất là một vạn ba ngàn năm. Họ không có văn tự ghi chép, đời đời tương truyền. Tôi tin rằng, tôi tin đất nước chúng ta kiểu văn minh dây chuyền này, ít nhất cũng một vạn ba ngàn năm, không ít hơn họ. Truyền miệng, có truyền sai chăng? Cổ nhân có trí huệ, tuyệt đối không thua chúng ta, họ dùng ngôn từ đơn giản nhất, thứ tinh hoa nhất. Cương lĩnh chung của văn hóa xưa, không ngoài bốn khoa mục, sẽ không truyền sai, truyền mười vạn năm cũng không truyền sai.