/ 600
597

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 407

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên tập: Minh Tâm

Thời gian: 11.05.2011

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội_HongKong


Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 507, hàng thứ năm từ dưới đếm lên. Bắt đầu xem từ “trí huệ dõng mãnh”.

“Trí huệ dõng mãnh, vị trí huệ minh liễu nhuệ lợi, năng phá phiền não kêu mạn tặc quân, cố vân dõng mãnh. Như Trí Độ Luận vân, trí huệ tiễn cân lợi, phá kêu mạn chư tặc. Hựu Duy Ma Kinh vân, dĩ trí huệ kiếm, phá phiền não tặc”, chúng ta xem đến đây.

Đây là nói người vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, đích thực là được oai thần bổn nguyện của Phật A Di Đà gia trì, đặc biệt là nói cõi phàm thánh đồng cư.

Chúng ta vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, thân vẫn là thân con người, vì sao vậy? Nhất phẩm phiền não đều chưa phá, hoàn toàn nhờ Phật lực, nguyện lực của Phật. Lâm chung nhất niệm mười niệm, đây chính là đầy đủ chân thật nguyện thiết. Nhất niệm mười niệm được sanh vào nước này. Sanh đến thế giới Cực Lạc liền được oai thần bổn nguyện gia trì, tức là A Duy Việt Trí Bồ Tát. Trí huệ không có gì khác với pháp thân Bồ Tát nên đến bên đó trí huệ hiện tiền. Trí huệ này có thể phá phiền não, trong phiền não đặc biệt đưa ra kiêu và mạn. Phiền não rất nhiều, hai loại này thuộc căn bản phiền não.

Trong kinh luận của Pháp Tướng Tông nói: tứ đại phiền não thường tương tùy, đây là gì? Là chánh báo. Bắt đầu từ khi mê những thứ này liền hiện tiền, đây chính là Mạt na thức. Tám thức 51 tâm sở cũng là trong nhất niệm hình thành. Tuy có thứ đệ trước sau, nhưng phàm phu chúng ta tâm ý thô thiển, không có năng lực phân biệt thứ đệ của nó. Chúng ta cảm nhận hình như nó đồng thời phát sanh, tốc độ nó quá nhanh, trong một niệm nó đã thành tựu. Nhất niệm này chính là Bồ Tát Di Lặc nói một khảy móng tay có 32 ức trăm ngàn niệm, tốc độ đích thực là quá nhanh.

Trong nhất niệm này hiện ra toàn thể vũ trụ, biến pháp giới hư không giới, đây là y báo. Chánh báo này của chúng ta đồng thời khởi lên. Chánh báo mạt na_mạt na tứ đại phiền não. Ngã kiến: ngã kiến lúc này không nhất định có thân tướng. Bây giờ chúng ta gọi là linh hồn hoặc là linh tánh. Tóm lại mà nói, cho rằng đây là tôi, chấp cái này là tôi. Có cái tôi này tham sân si liền khởi lên. Ngã ái, ngã ái là tham. Ngã mạn, mạn là thuộc sân nhuế. Ngã si, tham sân si với bản ngã đồng thời khởi lên. Kiêu mạn là một phần của sân nhuế, nghi cũng đồng thời khởi lên. Trong phiền não nói tham sân si mạn nghi đồng thời khởi lên, nên gọi là kiêu mạn, pháp thế gian cũng nói như thế. Ngạo không thể trưởng, đây là pháp thế gian, nó không nói đoạn phiền não, nó chỉ hạn chế quý vị không thể tiếp tục tăng trưởng. quý vị có thể khống chế được nó. Nhưng trong Phật pháp nhất định phải đoạn, không đoạn không thể kiến tánh, không thể khai trí huệ, cũng không thể được định, nên nó là chướng ngại rất lớn trong việc tu hành. Nếu ngạo mạn nghiêm trọng một chút, rất khó thành tựu, vì sao vậy? Vì ngay cả việc trì giới cũng không làm được, thì định huệ đương nhiên là không có. Nên kiêu mạn, kiêu ngạo, ngã mạn buông bỏ hết, có thể phá. Điều gì có thể khiến nó buông bỏ? Trí huệ, những thứ này chướng ngại trí huệ. Trí huệ phải cao hơn nó, sẽ chế phục nó. Cao hơn nữa nó sẽ không còn.

Trong giáo lý đại thừa Đức Phật thường nói: “chuyển phiền não thành bồ đề”, thật ra phiền não và bồ đề là một. Khi mê trí huệ biến thành phiền não, khi giác ngộ phiền não biến thành bồ đề. Đích thực chỉ ở nơi mê ngộ khác nhau. Từ đó cho thấy, tu học Phật pháp mục đích cuối cùng là khai trí huệ. Tóm lại mà nói, nói một cách rõ ràng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, danh từ này có thể dịch mà không dịch, vẫn dùng âm dịch, đây là thuộc về tôn trọng không dịch. Học Phật cầu điều gì? Chính là cầu điều này. Dịch thành chữ hán rất dễ, chỉ có sáu chữ: Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, trong sáu chữ này có ba giai đoạn.

Trước là từ chánh giác, chánh giác thật sự đã giác ngộ, chính là A la hán. Tiến thêm một bước là chánh đẳng chánh giác. Đẳng đồng nghĩa với chánh không phải tà, đồng nghĩa với Phật, họ chưa thành Phật chỉ là Bồ Tát. Bồ Tát đồng nghĩa với Phật, kém hơn Phật một bậc. Đến khi viên mãn gọi là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác là trí huệ Phật, Chánh Đẳng Chánh Giác là trí huệ của Bồ Tát, Chánh Giác là trí huệ của A la hán. A la hán bao gồm Bích Chi Phật cùng một đẳng cấp. Phải trí huệ mới có thể đoạn phiền não.

/ 600