Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 405
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chuyển ngữ: Hạnh Chơn
Biên tập: Bình Minh
Thời gian: 10.05.2011
Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội_HongKong
Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 504, hàng thứ ba từ dưới đếm lên, bắt đầu xem từ ở giữa.
Từ “kinh vân lâm chung bất năng quán Phật. Đản năng niệm Phật danh hiệu, thị hiển trì danh chi pháp thật vi chí dị dã. Lâm chung dị niệm, nhân đắc vãng sanh, thị vi chí ổn dã. Ư niệm niệm trung, trừ bát thập ức kiếp sanh tử chi tội, thị vi chi đốn dã. Ngũ nghịch thập ác chi nhân, lâm chung thập niệm tức đắc vãng sanh. Đới nghiệp phàm phu đốn tề phổ tế, thị vi chí viên dã”.
Chúng ta xem đoạn này trong kinh Phật nói, lâm chung không thể quán Phật. Ở trước chúng tôi giảng đến Kinh Thập Lục Quán. Kinh Vô Lượng Thọ là Tịnh tông khái luận. Đối với Phật A Di Đà và thế giới Cực Lạc giới thiệu rất tường tận, khiến chúng ta nhận thức Tịnh độ, nhận thức Phật A Di Đà.
Đối với Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, nó chú trọng ở phương pháp. Đã có tín nguyện, thì phải niệm Phật như thế nào. Cho nên Đức Thế Tôn đưa ra mười sáu phương pháp, toàn bộ đều là niệm Phật. Niệm Phật tóm lại mà nói thì không ngoài bốn loại lớn: Thật tướng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật, quán tượng niệm Phật và trì danh niệm Phật. Bốn loại lớn này đều bao hàm hết tất cả. Trong thập lục quán có mười bốn loại là quán tưởng, một loại là quán tượng, loại sau cùng là trì danh, nên trì danh niệm Phật là quán sau cùng trong thập lục quán, cũng là một phương pháp vô cùng quan trọng. Mười lăm phương pháp trước khi không dùng đến, thì phương pháp sau cùng có thể dùng được.
Niệm sau cùng khi lâm chung, người vãng sanh đoạn khí, niệm sau cùng này quan trọng nhất. Niệm này nếu quên không nhớ đến Phật, thì đời này chúng ta sống một cách uổng phí, lại lặn ngụp trong luân hồi lục đạo. Có thể vãng sanh hay không quyết định ở niệm sau cùng này, cho nên trong nguyện thứ 18 nói: “lâm chung nhất niệm, thập niệm đều có thể vãng sanh”, đây là thời khắc mấu chốt. Thời khắc này chính là thời khắc đau khổ sau cùng, thần thức xa rời thân thể. Xa rời thân thể, thống khổ này đến mức độ nào?
Trong kinh Phật đưa ra một ví dụ ví như rùa sống bị lột mai. Rùa đang còn sống như vậy mà lột mai của nó ra, khiến chúng ta nghĩ đến thông khổ này. Thần thức rời xa thân thể cũng giống như vậy, cho nên đây là thời khắc đau khổ nhất. Thông thường trong lúc đau khổ này thì phương pháp nào cũng không dùng được, vì sao vậy? Con người đến lúc quá thống khổ, thậm chí phương pháp mà bình thường tu đến, lúc này cũng quên mất, không khởi lên được, đây là thời khắc quan trọng. Lúc này họ có thể gặp được thiện tri thức, thiện tri thức có thể khuyên họ niệm Phật, một câu nhắc nhở, niệm Phật dễ, còn có thể niệm danh hiệu Phật. Câu danh hiệu Phật này có thể giúp họ vãng sanh.
Như ở trước nói: “như thị chí tâm, linh thanh bất tuyệt”, tâm lúc này ngoài câu niệm Phật ra, họ không còn ý niệm nào nữa. Thật sự là tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, cho nên nhất niệm này vãng sanh đến thế giới Cực Lạc. Phẩm vị cao hay thấp phải xem nhân duyên. Nếu nhân duyên thù thắng rất có thể đến thượng bối vãng sanh. Đây chính là Thiện Đạo đại sư nói với chúng ta: “tứ độ tam bối cửu phẩm ở chỗ gặp duyên không giống nhau”. Câu này nói hay quá, đây là lời chân thật.
“Niệm Phật danh hiệu vãng sanh Tịnh độ thị hiển trì danh chi pháp, thật vi chí dị dã”. Điều này là dễ dàng đến cực điểm, khi lâm mạng chung dễ niệm. Phương pháp khác đến lúc này đều không khởi lên được, nhưng niệm Phật thì được, câu Phật hiệu này có thể khởi lên được. “Nhân đắc vãng sanh, thị vi chí ổn dã”, phương pháp vững chắc nhất chính là niệm Phật. “Ư niệm niệm trung, mỗi nhất niệm tiêu bát thập ức kiếp sanh tử chi tội”, tiêu nghiệp chướng rất nhanh nhưng quý vị nên nhớ rằng_điều này ở sau có nói đến_một niệm tiêu 80 ức kiếp tội nặng sanh tử là dùng tâm như thế nào để niệm? Tâm chí thành.
Bậc cổ đức nói tâm này là gì? Tâm này là lý nhất tâm bất loạn, chân thành đến tột cùng, tâm này là tâm Phật, sự nhất tâm cũng không đạt được, đây là lý nhất tâm. Là sự nhất tâm, là lý nhất tâm, hay công phu thành phiến, đều ở lúc gặp duyên không giống nhau. Họ có thành tựu thù thắng như vậy. Chi nên “chí đốn”, đốn đến cực điểm. Đốn là đốn siêu, không có thứ lớp. Từ bác địa phàm phu nâng cao đến địa thượng Bồ Tát, đây gọi là chí đốn.