/ 600
518

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 403

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên tập: Minh Tâm

Thời gian: 09.05.2011

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội_HongKong

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học xin mời ngồi. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 501, hàng thứ ba từ dưới đếm lên, bắt đầu xem ở giữa. Từ dưới đến lên hàng thứ ba, bắt đầu xem từ câu “thị cố kinh vân Bồ Tát Ma Ha Tát”, bắt đầu xem từ đây.

“Hằng dĩ công đức trí huệ dĩ tu kỳ tâm”. Trong An Lạc Tập nói, dẫn chứng đại kinh để nói với chúng ta, Bồ Tát_ tam hiền vị Bồ Tát: Thập trú, thập hạnh, thập hồi hướng gọi là Bồ Tát. Ma Ha Tát là gọi địa thượng Bồ Tát, tức là thập địa Bồ Tát_Bồ Tát Ma Ha Tát. “Hằng dĩ”: hằng là thường hằng, thường không gián đoạn, lấy công đức trí huệ để tu hành. Cũng chính là khởi tâm động niệm và trí huệ có tương ưng hay không? Có tương ưng với công đức hay không? Đây là bậc chân tu.

Bên dưới nói: “nhược thỉ học giả”, đây là người mới học, “vị năng phá tướng”, phá tướng đích thực không phải là chuyện dễ. Bồ Tát đã phá tướng, Ma Ha Tát chẳng những phá tướng mà đến kiến cũng đã phá. Trong Kinh Kim Cang nói phá tứ tướng là ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, Bồ Tát đều đã phá. Tứ kiến là nửa sau của bộ Kinh Kim Cang: ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến. Cảnh giới này rất thâm sâu, Ma Ha Tát đã phá được.

Trong Kinh Bát Nhã nói đa phần đều là nói Biệt giáo. Biệt giáo Sơ Địa tương đương với Viên giáo Sơ Trụ. Vì thế 41 vi pháp thân đại sĩ mà trong Kinh Hoa Nghiêm nói đó đều là Ma Ha Tát, đều là Đại Bồ Tát minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật. Đây là điểm bất đồng của Viên giáo và Biệt giáo. Phá tướng không dễ, không cần phá tướng, đây chính là đới nghiệp vãng sanh của Tịnh độ tông, không phá tứ tướng cũng có thể thành tựu, như vậy chúng ta mới có hy vọng. Tu bằng cách nào? “Y tướng chuyên chí”, tức là chuyên niệm đến cực điểm. Trong kinh này dạy phát tâm bồ đề một lòng chuyên niệm, chuyên niệm đến tột cùng.

“Vô bất vãng sanh”, ở sau đặc biệt dặn dò, “bất tu nghi dã”, không nên hoài nghi, đây là sự thật, hoàn toàn chính xác. Trong đại kinh nói: “Nghi” là chướng ngại lớn nhất của Bồ Tát. Có hoài nghi là không thể tinh tấn, làm phá hoại sự tinh tấn. Chẳng những phá hoại tinh tấn mà có khi còn bị đọa lạc.

“Hiện thế hành nhân, thật ưng đế tín thử thuyết”. Hiện nay người tu hành của thế gian này, thực sự nên “đế tín”, nghĩa là tin chân thành. Một nghĩa khác của “đế tín” chính là hiểu rõ ràng minh bạch đạo lý này, hoàn toàn không có chút nghi hoặc nào. Tín này gọi là “đế tín” không phải “mê tín”, không phải miễn cưỡng tin, mà là tin chân thành. “Bất tất tiên cầu ly tướng”, đây là sự thù thắng vô cùng của Tịnh tông. “Đản đương lão thật trì danh”, tin rằng những lời Chư Phật Bồ Tát nói nhất định là chân thật. Lý này quá thâm sâu, tướng thì quá phức tạp. Chúng ta chỉ cần tin lời Phật nói, nhất định không dao động, nhất định không hoài nghi, cứ như vậy tiếp tục niệm, trì danh niệm Phật không hề gián đoạn.

“Y tướng chuyên chí, vô bất vãng sanh”, ở trước nói biện pháp này, thực tế là vì chúng sanh hiện nay. “Độ sanh tử hải chi chỉ nam châm dã”, đây là nói hiện tại chúng ta_ hiện nay chỉ có con đường này, đưa chúng ta đi trên con đường chơn chánh và phương hướng chính xác. Chúng ta không có hoài nghi nhất định thành tựu.

“Thượng”, thượng là đoạn trước. “Quảng dẫn kinh luận, dĩ minh trì danh niệm Phật thù thắng lợi ích. Chí ư trì niệm nhi vân chuyên niệm, cánh vân nhất hướng chuyên niệm giả. Như Quán Niệm Pháp Môn sở vân, Phật thuyết nhất thiết chúng sanh căn tánh bất đồng, hữu thượng trung hạ, tuỳ kỳ căn tánh. Phật giai khuyên chuyên niệm Vô Lượng Thọ Phật danh”. Vô Lượng Thọ Phật danh chính là Phật A Di Đà. Chư Phật Bồ Tát từ bi vô cùng, không nhẫn tâm thấy chúng sanh tạo nghiệp thọ báo, trong lục đạo luân chuyển khổ không sao nói hết. Trong lục đạo_chúng ta nhất định phải biết_chắc chắn là thời gian ở ba đường ác dài, thời gian ở ba đường thiện ngắn. Vì sao vậy? Chúng ta quan sát tường tận, quan sát chính mình, quan sát người khác, từ sáng đến tối, từ mùng một đến 30 đây là một tháng, chắc chắn là ác niệm nhiều, thiện niệm ít. Ác niệm là gì? Vì mình là ác niệm, vì chúng sanh là thiện niệm. Như vậy thử nghĩ xem ý niệm này của chúng ta là vì mình nhiều hay vì chúng sanh nhiều? Vì danh văn lợi dưỡng nhiều hay là vì chánh pháp cửu trú nhiều? So sánh như vậy sẽ biết là ác niệm nhiều, hành vi ác nhiều. Như vậy chúng ta ở trong lục đạo, thời gian ở trong tam ác đạo nhiều. Huống gì chúng sanh trong lục đạo có 26 loại tâm sở phiền não, thiện tâm sở chỉ có 11 loại. Nói cách khác thiện không địch được ác. Ác niệm nhiều, tập khí ác nặng. Không bị tập khí ác dẫn dắt hoặc làm ô nhiễm thì đó không phải người phàm. Không có công phu tu hành tương đương chẳng thể không bị hoàn cảnh làm nhiễm ô. Bị hoàn cảnh nhiễm ô nhất định lặn ngụp mãi trong luân hồi lục đạo, tâm luân hồi tạo nghiệp lục đạo.

/ 600