/ 600
489

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 384

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Lý Hương

Biên tập: Bình Minh

Thời gian: 23.4.2011

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội_HongKong

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quí vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 476, chúng ta xem từ hàng thứ hai.

Đây là một đoạn. “Thuyết thành thực ngôn”. Nói lời chí thành, không dối trá, chân thực chẳng hư. Di Đà Sớ Sao viết: thành thực, minh tất khả tín. Dĩ thành tắc chân khẩn vô ngụy, thực tắc thẩm đế bất hư. Sở vị sư tử hống, vô úy thuyết. Thiên thánh phục khởi bất năng dị. Vạn thế thủ chi tắc vi giai giả dã. Hựu vân thuần chân tuyệt vọng, vạn kiếp như nhiên ngôn thành thực giả, đôn cố ư thị. Lần trước chúng ta đã học đến chỗ này.

Hôm nay ta tiếp tục đọc xuống dưới. Cố tri chư Phật sở tán vô lượng thọ Phật bất khả tư nghị công đức nãi cực chân cực thực chi ngôn. Chỗ này nói rất rõ rệt, tất cả chư Phật ở mười phương đều tán thán Phật A Di Đà. Điều này chúng ta phải học hỏi. Hiện người trong xã hội ta hiếu thắng, thích tranh đua. Chẳng chịu nhường ai. Ta nhìn chư Phật Như Lai, khiêm tốn đến thế, nhân nhượng đến thế, nhường tất cả công đức cho Phật A Di Đà, khen ngợi Đức Phật A Di Đà là vua của chư Phật- “Quang trung cực tôn, Phật trung chi vương”. Thật ra chúng ta học hỏi kinh điển và giảng dạy đã lâu, chân tướng sự thật của điều này đương nhiên đều rõ. Phật và Phật bình đẳng, không hề có cao thấp. Vì sao vậy? Vì đức Phật chứng đắc bình đẳng pháp. Chúng ta nhớ đến, Phật đã buông bỏ hết khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước. Đấy là bình đẳng. Tất cả bất bình đẳng từ đâu mà ra? Từ tâm phân biệt sinh ra. Có phân biệt thì không còn bình đẳng. Có chấp trước thì càng không bình đẳng. Bậc A La Hán đã buông bỏ chấp trước, thanh tịnh, trong đề kinh nói ngài đã chứng đắc, chẳng chấp trước thì tâm thanh tịnh hiện tiền. Còn không phân biệt? Không phân biệt là tâm bình đẳng, không chấp trước là tâm thanh tịnh. Đề kinh là “thanh tịnh bình đẳng giác” chúng ta đều có thể chứng đắc. Nếu chúng ta chẳng còn chấp trước với tất cả pháp thế xuất thế gian, thì ta sẽ chứng bậc A La Hán. Tâm thanh tịnh sẽ hiện tiền. Phải biết tâm thanh tịnh là chân tâm của ta. Thanh tịnh bình đẳng giác là chân tâm. Bỏ được phân biệt với tất cả pháp thế xuất thế gian, không những không chấp trước, phân biệt cũng chẳng còn, tâm bình đẳng sẽ hiện ra. Tâm bình đẳng là Bồ Tát, cao hơn A La Hán một bậc. A La Hán thanh tịnh nhưng không bình đẳng. Bồ Tát thì bình đẳng. Nâng cao lên nữa thì lục căn tiếp xúc với cảnh giới lục trần, thực hiện được không khởi tâm, không động niệm, thì sẽ thành Phật, gọi là Phật Đà. Đây là cảnh giới tối cao, chẳng khởi tâm, không động niệm, thanh tịnh bình đẳng đến cực điểm, chẳng còn phân biệt. Tại sao còn tôn xưng Phật A Di Đà là vua của Chư Phật? Phật A Di Đà là quang trung cực tôn, Phật trung chi vương. Mỗi vị Phật là đều là quang trung cực tôn, Phật trung chi vương. Đấy là lời nói thật, tất cả đều khiêm tốn. Dụng ý ở chỗ nào? Để dạy chúng ta. Vì chúng ta không biết khiêm tốn, thích ganh đua. Chư Phật Bồ Tát dùng khiêm nhường, khiêm hạ nhường nhịn như thế thì xã hội hài hòa, vũ trụ mới hài hòa. Nếu như có tranh đua, không chịu nhường nhịn, vũ trụ sẽ sanh động loạn.

Cắt [Khi người nước ngoài xem lịch sử 5000 năm qua của Trung Quốc, chẳng ai không khâm phục, khen ngợi. Một đất nước lớn như thế, nhiều dân tộc như thế, đông dân như thế, tại sao mấy ngàn năm mà xã hội vẫn ổn định? Quí vị đọc lịch sử sẽ thấy, khi triều đại thay đổi gọi là động loạn, nhưng thời gian động loạn đó rất ngắn. Sau khi thống nhất thì thường chỉ cần 5 năm là trật tự xã hội được ổn định, kéo dài từ 100-150 năm. Một xã hội ổn định lâu như thế thật hiếm có trên thế giới! Ta không thể không phục nhà Thanh, Khang Hy ở ngôi 61 năm, Ung Chánh 13 năm là 74 năm, Càn Long sau này 60 năm, đến Gia Khánh chắc khoảng gần 200 năm! Một xã hội ổn định lâu dài như thế rất hiếm thấy trong lịch sử. Do đâu mà được như vậy? Nhờ học được nhường nhịn. Ai cũng khiêm tốn, ai cũng chịu nhường kẻ khác, không tranh đua. Xã hội hiện nay, ta đã bỏ quên truyền thống cha ông để học theo nước ngoài. Người nước ngoài từ bé đã cạnh tranh, ganh đua. Ganh đua đâu hay. Nâng cấp ganh đua lên sẽ thành tranh chấp. Tranh chấp tăng nữa thì sẽ là chiến tranh. Các vị đều biết chiến tranh hiện nay là chiến tranh với vũ khí hạt nhân, chiến tranh sinh hóa. Kết cuộc sẽ ra sao? Kết cục là trái đất bị hủy diệt, tất cả đều chết hết. Đây là con đường chết, không phải nẻo sống. Tổ tiên chúng ta nói rất hay. Nếu ta có thể tuân thủ làm theo thì ngàn năm, vạn năm thái bình vĩnh viễn, có gì không tốt chứ?] cắt

/ 600