/ 600
596

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 377

Chủ giảng: Pháp Sư Tịnh Không

Chuyển ngữ: Nguyên Thanh

Biên tập: Bình Minh

Giảng ngày: 15.4.2011

Địa Điểm: TịnhTông Học viện -Úc Châu


Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 458, hàng thứ 5, bắt đầu xem từ câu “Ngô dịch viết”.

Như Ngô dịch viết, sở cư thất bảo xá trạch, trung hữu tại hư không trung giả, hữu tại địa giả. Trung hữu dục linh xá trạch tối cao giả, xá trạch tức cao. Trung hữu dục linh xá trạch tối đại giả, xá trạch tức đại. Trung hữu dục linh xá trạch tại hư không giả, xá trạch tức tại hư không trung. Giai tự tùy ý, tại sở tác vi.

Trong chú giải của Hoàng Niệm Tổ nói: cố tri bỉ độ xá trạch chi hình trạng, nhan sắc đại tiểu dĩ cập thăng không tại địa, giai nhất nhật như nhân chi ý, ứng niệm nhi hiện. Đoạn kinh văn này là nguyên văn của bản dịch gốc. Chúng ta phải dùng tâm để quan sát, dùng tâm để thể hội. Vì sao vậy? Vì những cư dân ở thế giới Cực Lạc, vãng sanh về thế giới Cực Lạc đều làm Bồ Tát A Duy Việt Trí. A Duy Việt Trí tức là chứng đắc ba loại bất thoái chuyển: Vị bất thoái, chúng ta biết là A La Hán thì chứng được. Hành bất thoái là Bồ Tát chứng được. Niệm bất thoái là pháp thân Bồ Tát, tức như thiền tông nói: minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật. Họ thực sự đã hoàn toàn buông bỏ khởi tâm động niệm và phân biệt chấp trước. Một người có thể không khởi tâm, không động niệm thì chắc chắn họ không có phân biệt. Vậy tại sao còn có ý muốn rằng, ngôi nhà của tôi cao một chút, rộng một chút? Bởi đây là phàm phu, phàm phu lục đạo mới có vọng niệm như vậy. Vì sao họ có ý niệm, ngôi nhà này của tôi là ở trên mặt đất hay trên không trung? Đây đều là khởi tâm động niệm. Kinh văn này chúng ta nên hiểu như thế nào? Thật tế mà nói thì những người nào có ý niệm này? Là người từ thế giới của chúng ta niệm Phật vãng sanh đến, đã mang nghiệp vãng sanh, lại còn mang theo tập khí rất nặng, cho nên đến giờ ăn vẫn còn muốn ăn uống, vẫn còn muốn thay áo quần. Không thể chuyển được tập khí sinh hoạt ở đây, đều là hạ tam phẩm của cảnh giới Phàm Thánh Đồng Cư độ- hạ phẩm thượng sanh, hạ phẩm trung sanh, hạ phẩm hạ sanh. Nếu như trung bối và thượng bối vãng sanh, tôi nghĩ sẽ không thể có sự tồn tại của những tập khí này.

Những chuyện này giống như một vở kịch, tùy theo ý muốn của mình, có được hay không? được. Vì sao vậy? Trong kinh điểm đại thừa đức Phật dạy rằng: “nhất thiết pháp tùng tâm tưởng sanh”, chỉ cần quý vị có tưởn thì nó có biến, quý vị không tưởng thì nó không biến. Cho nên y chánh trang nghiêm trong cõi Thật Báo của chư Phật Như Lai vĩnh viễn không biến đổi. Vì sao vậy? Vì quý Ngài không có ý niệm. Mười pháp giới, trong Hoàn Nguyên Quán nói là “xuất sanh vô tận”. Trong “Pháp Bảo Đàn kinh”, đại sư Huệ Năng lại nói “năng sanh vạn pháp”, sự biến hóa của nó chưa bao giờ gián đoạn.

Hoàn cảnh mà bây giờ chúng ta thấy, chánh báo là thân thể của chúng ta, y báo là tất cả hoàn cảnh bên ngoài, đều đang biến hóa trong từng sát na. Hiện tượng này chúng ta có thể khẳng định được, không còn nghi ngờ nữa. Lời của học gia lượng tử lực học và lời của Phật là hoàn toàn tương đồng. Phật pháp nói ra được số lượng, nhưng họ thì không nói được, họ chỉ nói là tốc độ rất nhanh mà thôi. Trong kinh Phật nói tốc độ này, một khảy móng tay là 32 ức trăm ngàn niệm. Khoa học bây giờ dùng giây để làm đơn vị. Một giây chúng ta khảy móng tay được bao nhiêu lần? Trong một giây tôi có thể khảy được bốn lần, tôi tin là có người khảy nhanh hơn tôi. Nếu một giây khảy được năm lần, vậy là được 1.600 triệu. Một giây là 1/ 1.600 triệu, gọi là một niệm, rất nhanh! Một giây là 1.600 triệu niệm. Nhà khoa học không nói được số lượng, chỉ nói là tốc độ rất nhanh rất nhanh mà thôi.

Hiện tượng vật chất, hiện tượng tinh thần. Hiện tượng tinh thần, là tư duy của chúng ta, ý niệm của chúng ta. Hiện tượng tự nhiên, là hoàn toàn từ trong dao động mà sanh ra, nếu như bất động thì hiện tượng này hoàn toàn không có. Cho nên trong Tứ độ, Thường Tịch Quang độ là bản thể. Vì sao vậy? Vì trong Thường Tịch Quang độ không có ba loại hiện tượng này. Khoa học gọi hiện tượng vật chất và hiện tượng tinh thần là tin tức, không có hiện tượng tự nhiên.

Nhà khoa học nói ba loại hiện tượng này và trong kinh Phật nói là phù hợp, phù hợp trên danh hiệu. Vật chất, Phật pháp nói vật chất là “cảnh giới tướng”. Tin tức, kinh Phật nói là “chuyển tướng”, nó có thể chuyển biến, nó cũng là hiện tượng tinh thần. Ở trong tự tánh, khi không khởi tác dụng gọi là “kiến, văn, giác, tri”. Khi nó khởi tác dụng gọi là “thọ, tưởng, hành, thức”, đó là hiện tượng tinh thần. Ngoài hai hiện tượng này ra là năng lượng- hiện tượng tự nhiên, tức nghiệp tướng của A lại da. Công năng của thức thứ sáu, đã phát huy đến chỗ cuối cùng, đức Phật nói năng lực của thức thứ sáu, sở duyên của nó vô cùng vô cùng rộng lớn, bên ngoài, nó có thể duyên đến hư không pháp giới, bên trong nó có thể duyên đến A lại da.

/ 600