/ 600
518

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 378

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Trung Tấn

Biên tập: Minh Tâm

Thời gian: 16.04.2011

Địa Điểm: TịnhTông Học viện -Úc Châu


Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 462 hàng hàng thứ hai. Từ tam minh phong chi diệu xúc, xem từ đấy.

Đức phong xúc thể tự nhiên an lạc nhẹ nhàng, đều tâm vừa ý, nên nói an hòa đều thích. Lạc đó ví như tỳ kheo đắc diệt tận định, diệt tận định còn gọi là diệt tận tam muội, là thiền định diệt tận lục thức tâm tâm sở, bậc thánh bất hoàn quả trở lên vào được định này. Đây là lời nguyện thứ ba mươi, lạc như lậu tận nguyện sở nhiếp.

Đoạn kinh trên đây, đức Thế Tôn vì chúng ta giới thiệu, môi trường y báo tuyệt đẹp của thế giới Cực Lạc. Trước tiên nói minh nhĩ đắc diệu âm, tiếp theo lại nói cho chúng ta tỷ đắc diệu hương, thân đắc diệu xúc, đoạn này nói thân đắc diệu xúc.

Lục căn ở trong thế giới lục trần không phải ô nhiễm lục trần, mà là đắc cái diệu tự tánh, nên không gọi là lục trần nữa, minh tâm kiến tánh, diệu đức của tự tánh.

Đây là đoạn thứ ba phong đắc diệu xúc, đây là những tiếp xúc đức phong xúc thể của thân. Trước phong thêm chữ đức chính là viên minh cụ đức, mỗi một pháp đều là công đức đầy đủ của tánh. Đây là cảnh giới không thể nghĩ bàn, tự nhiên an lạc hài hòa, không phải Phật A Di Đà thiết kế nên, cũng không có công nhân phục vụ ở nơi đó, hoàn toàn là tự nhiên. Phía trước chúng ta có thể lãnh hội được, loại tánh đức này hiện ra tự nhiên. Nhân của nó vốn đầy đủ, tự tánh vốn đã có vậy, không có hiện tượng sanh diệt, chỉ có ẩn hiện bất đồng, có duyên thì nó hiện, không có duyên thì nó ẩn. Duyên thế giới Cực Lạc này từ đâu mà có? Là oai thần bổn nguyện của Phật A Di Đà. Phật Di Đà khi còn ở trong nhân, thành tựu của công đức hạnh nguyện đây là duyên, hiện ra đức tướng đầy đủ của tự tánh. Trong kinh Hoa Nghiêm đức Phật dạy: “tất cả chúng sanh đều có đức tướng trí tuệ của Như Lai”. Cho thấy được mỗi người chúng ta đều có, vãng sanh về thế giới Cực Lạc, thế giới đó, là những thành tựu công đức hạnh nguyện của Di Đà. Phía trước chúng ta đã học. 29 loại thành tựu mà trong Vãng Sanh Luận đã nói, trong đó có 17 loại thành tựu y báo, 8 loại thành tựu chánh báo.

“Điều tâm vừa ý”, tóm lược mà nói, thế giới Cực Lạc, diệu đức của tự tánh, có thể giúp chúng ta tiêu trừ nghiệp chướng. Ở trong cõi thật báo trang nghiêm, có thể giúp pháp thân Bồ Tát, trừ bỏ tập khí vô thỉ vô minh. Ở trên thân phàm phu của chúng ta, có có thể giúp chúng ta tiêu trừ nghiệp chướng, giúp chúng ta tiêu trừ tập khí phiền não, khơi dậy đức tướng trí huệ trong tự tánh. Loại công năng này là tự nhiên, chỉ cần quý vị khế nhập cảnh giới này nó tự nhiên hiện ra. Cho nên tu hành thật sự là rất quan trọng, khái niệm về hai chữ tu hành này nhất định cần rõ ràng. Hành là hành vi khởi tâm động niệm là hành vi của ý, ngôn ngữ là hành vi của khẩu, động tác là hành vi của thân, gọi là ba nghiệp thân khẩu ý. Hành vi có sai lầm, có sơ suất, đem nó sửa thành đúng đây gọi là tu hành. Danh từ này không thể suy nghĩ sai lầm được. Nếu như chúng ta cho rằng tụng kinh là tu hành, lạy Phật là tu hành, ngồi thiền là tu hành, lời nói này có đúng thật hay không? Không thể nói là đúng, cũng không thể nói là sai. Vì sao vậy? Nếu quý vị làm những động tác này, tâm hành không chuyển đổi thì là sai, tâm hành có thể chuyển đổi thì thực sự đúng. Tiêu chuẩn là những gì Phật nói ở trong kinh điển, những đạo lí, phương pháp này, và cảnh giới. Nếu như tương ứng với lí luận trong kinh điển nói, phương pháp tương ứng, cảnh giới tương ứng là người thật tu. Nếu như hoàn toàn không tương ứng, hình dáng bày ra bên ngoài là rất đẹp, là kẻ giả tu, họ không phải thật. Cổ Đức gọi là: “miệng niệm Di Đà tâm tán loạn”. Tịnh tông, công đức của câu Phật hiệu này không thể nghĩ bàn, nếu như một ngày niệm mười vạn tiếng Phật hiệu rất tinh tấn, nhưng nễu vẫn còn nghĩ ngợi lung tung, vẫn còn tham sân si mạn, đó là sai không phải đúng, một tơ hào công đức cũng không có. Chẳng những công đức không có phước đức cũng không có, đây gọi là làm uổng phí. Cho nên học Phật không thể không rõ ràng, nếu không rõ lí quý vị làm sao sửa đổi? Quý vị không học thuộc kinh điển, quý vị không hiểu rõ lí, quý vị không biết tiêu chuẩn ở nơi nào, mãi mãi tự cho là đúng, tự cho là tu hành, tự cho là công phu quá tốt, cuối cùng vẫn không thể vãng sanh, vẫn còn bị luân hồi. Lúc đấy thì trách Phật Bồ Tát, tôi nương theo ngài làm như vậy rồi tại sao lại không linh? Nếu nói Phật Bồ Tát không linh, báng Phật báng Pháp báng Tăng, đây là tội chồng lên tội, quý vị đọa vô gián địa ngục. Quả báo hủy báng tam bảo là vô gián địa ngục.

/ 600