/ 600
1.076

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 373

Chủ giảng: Pháp Sư Tịnh Không

Chuyển ngữ: Nguyên Thanh

Biên tập: Bình Minh

Giảng ngày: 12.4.2011

Địa Điểm: Tịnh Tông Học viện -Úc Châu


Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 446, hàng thứ hai đếm từ dưới lên, bắt đầu xem từ chữ “Tiểu bổn” vân.

Tiểu bổn vân, bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên đắ sanh bỉ quốc. Đây là điều kiện quan trọng để được vãng sanh thế giới Cực Lạc. “Bất khả dĩ thiểu thiện căn” tức là không thể có ít thiện căn, ít phước đức, ít nhân duyên, ba việc này. Thiện căn là gì? Phước đức là gì? Nhân duyên là gì? Chúng ta cần phải biết, nhân duyên là được thân người, được nghe Phật pháp, còn được nghe cả đại thừa, trong đại thừa lại được nghe Tịnh Độ. Quý vị xem, nhân duyên nhiều quá. Trong Tịnh Độ, ngày nay chúng ta còn được nghe bộ Kinh Vô Lượng Thọ Hội Tập Bổn này, là vô cùng hiếm có. Vì sao vậy? Bởi Hội Tập Bổn là ở dân quốc năm đầu tiên, mới biên tập thành công. Dân quốc năm đầu tiên, trước dân quốc 20 năm không có bộ sách này. Thời đó muốn học kinh Vô Lượng Thọ, chỉ có năm bản dịch gốc, và hai bản hội tập. Năm bản dịch gốc, bản của Vương Long Thư đời Tống, của Ngụy Mặc Thâm đời Thanh, đây là hội tập lần thứ ba, hội tập lần này vô cùng hoàn hảo, như trong lời tựa của lão cư sĩ Mai Quang Hy đã nói, quả thực là nhân duyên hy hữu khó gặp, vấn để ở chỗ thiện căn phước đức, chúng ta có thiện căn không? Có phước đức không?

Thiện căn là gì? Là nghe pháp môn này tin được, hiểu được, đây thuộc về thiện căn. Phước đức là chúng ta có thể nguyện, phát nguyện vãng sanh thế giới Cực Lạc. Thực hành, hành tức là niệm Phật. Như kinh Vô Lượng Thọ nói: “phát bồ đề tâm, nhất hướng chuyên niệm”, đây chính là hành. Có đủ những điều kiện này là “đắc sanh bỉ quốc”. Thiếu một trong những điều kiện này thì không thể vãng sanh được. Vậy chúng ta biết rằng, con người ở đời, có đủ những điều kiện này không phải dễ!

Bây giờ nhân khẩu trên thế giới gần đến 70 ức, quý vị nghĩ xem, trong 70 ức người, có bao nhiêu người được nghe Phật pháp? Trong những người được nghe Phật pháp đó, có bao nhiêu người biết được đại thừa? Quý vị loại bỏ từng bậc từng bậc, loại bỏ đến cuối cùng còn được mấy người, có đủ thiện căn phước đức nhân duyên, hi hữu khó gặp. Nếu thật sự có đủ rồi, chẳng ai không được vãng sanh.

Học được Tịnh Tông, trên thế giới có khoảng chừng hơn 200 người, tôi nghĩ chưa tới 300 người. Có những nơi rất nhỏ, nhân số chỉ có mấy chục người, rãi rác các khu vực ở Âu Mỹ, ở Trung Quốc cũng không nhiều, Đông Nam Á nhiều hơn một chút. Cho nên số người tín ngưỡng Tịnh Độ tông có hạn. Vì thế số người vãng sanh không nhiều. Điều này chúng ta chẳng thể không biết, chẳng thể không trân quý. Như trong bài kệ khai kinh nói: “bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ”. Bành Tế Thanh lại nói: “từ vô lượng kiếp đến nay khó gặp được ngày này”, nay chúng ta gặp được rồi, đáng quý biết bao.

Di Đà Yếu Giải vân, bồ đề chánh đạo danh thiện căn”. Chú giải của đại sư Ngẫu Ích, bồ đề chánh đạo, trên thực tế chính là chỉ cho trì danh niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Bồ đề là giác ngộ. Ở thời kỳ mạt pháp, chỉ có pháp môn này nhất định thành tựu được. Có nhiều pháp môn khác, nếu phiền não còn thì quý vị không thể thành tựu, pháp môn này không cần đoạn phiền não, chỉ cần đè nén phiền não là có thể thành công, là có thể vãng sanh. Sanh về thế giới Cực Lạc, làm Bồ Tát A Duy Việt Trí. Đó là bồ đề chánh đạo. Điều này chúng ta cũng là phải hiều rõ ràng, minh bạch.

“Viên Trung Sao sớ viết, chấp trì danh hiệu, phát nguyện vãng sanh, phương danh đa thiện căn dã.” Đại sư U Khê nói. Yếu Giải, Viên Trung Sao và Di Đà Sớ Sao, là kinh Di Đà chú giải, đây là ba bộ lớn thù thắng nhất. Học kinh Di Đà, ba quyển chú giải cần phải học tập, đó là của đại sư Liên Trì, đại sư Ngẫu Ích và đại sư U Khê. Đại sư U Khê chỉ ra “chấp trì danh hiệu, phát nguyện vãng sanh”. Quý vị xem, đơn giản biết bao, súc tích biết bao, giải thích đây chính là nhiều thiện căn.

Trong Sớ Sao của đại sư Liên Trì nói rõ ràng hơn: “chấp trì danh hiệu, nguyện kiến Di Đà, chí thành khẩn thiết, cầu sanh Tịnh Độ, thành đa thiện căn, xác thực đây là nhiều thiện căn, đại thiện căn, tối thắng thiện căn, bất khả tư nghì thiện căn dã. Đây là “chấp trì danh hiệu, nguyện kiến Di Đà”. Tôi thêm vào đó một câu là “chí thành khẩn thiết cầu sanh Tịnh Độ”. Đây là nhiều thiện căn.

/ 600