/ 600
591

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 371

Chủ giảng: Pháp Sư Tịnh Không

Chuyển ngữ: Nguyên Thanh

Biên tập: Bình Minh

Giảng ngày: 11.4.2011

Địa Điểm: TịnhTông Học viện -Úc Châu


Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin mời ngồi. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải trang 444, hàng thứ hai. Bắt đầu xem từ Chỉ Quán Thất.

Như ‘Chỉ Quán Thất’ vân, dĩ vô trí huệ cố, kế ngôn hữu ngã, dĩ huệ quán chi, thật vô hữu ngã”. Dưới đây còn có 4 câu, “ngã tại hà xứ, đầu túc chi tiết, nhất nhất đế quán, liễu bất kiến ngã”. Cho nên thân thể này, có thể tư duy tưởng tượng, chấp là ta. Thân thể của ta, tư tưởng của ta, kiến giải của ta, đây đều là nhận thức sai lầm. Cho nên trong kinh nói không có trí huệ. ‘Kế’ là phân biệt. ‘Độ’ là chấp trước. Từ trong phân biệt vọng tưởng, sanh ra một khái niệm trừu tượng. Trên thực tế, bất luận từ vật chất, hay từ tinh thần đều tìm không ra cái ta. Cho nên dùng trí huệ quán nó, đây là người có trí huệ. Ở trước là nói người không có trí huệ, cho rằng có cái ta. Người có trí huệ, họ hiểu được quả thực không có cái ta.

Dưới đây là một ví dụ về ‘cái ta ở đâu’? Nếu nói cái đầu là ta, thì tay chân phải làm sao? Đầu, tay, chân toàn là ta, vậy thì tương lai thành Phật, quý vị muốn thành bao nhiêu vị Phật? Cái này trên logic nói không thông, nếu giống như các nhà khoa học bây giờ chia nhỏ hơn nữa, mỗi đốt xương, mỗi khí quản của thân thể phân tích thành tế bào. Tế bào phân tích thành nguyên tử, tiếp tục phân tích như thế. Hiện nay các nhà khoa học đã nhìn thấy lượng tử, chấm nhỏ của một sợi lông, một hạt bụi, ở trước chúng ta đã học rồi, chấm nhỏ này là 1/100 ức của một điện tử, cũng chính là 100 ức chấm nhỏ, tập hợp lại một chỗ thành một điện tử. Vật nhỏ như vậy nó cũng có đủ ngũ uẩn- sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Đây có phải là ta không? không thể nói là ta được. Nếu nói là ta thì thân thể này có bao nhiêu cái ta? Quả thật là vô số vô tận.

Hựu Nguyên Nhân Luậnviết, hình hài chi sắc”. Đây là sắc thân-hiện tượng vật chất. “Tư lự chi tâm”, đây là đệ lục ý thức- hiện tượng tâm lý. “Tùng vô thỉ lai, nhân duyên lực cố”. Hai chữ nhân duyên này rất quan trọng. “Nhân duyên lực cố, niệm niệm sanh diệt, tương tục vô cùng”. Những câu này chúng ta nên hiểu rõ. Chúng ta biết rằng, tất cả hiện tượng, đều là tướng tương tự tương tục, không có cái nào là thật.

Như thủy quyên quyên, tiền lãng khứ nhi hậu lãng lai. Như đăng diệm diệm- đèn phóng quang, tân diệm sanh nhi cựu diệm diệt”.

Hiện nay đèn điện cũng không ngoại lệ, ánh sáng trước diệt đi, ánh sáng sau lại sanh khởi. Đều là tướng tương tục. Cho nên nó không phải là thật, nó là giả.

Thân tâm giả hợp”, gọi là giả hòa hợp, “tợ nhất” gần giống như một, một thân thể, “tợ thường” gần giống như nó luôn luôn tồn tại.

Thật tắc sát na chi tế sanh diệt vô cùng”. Đây chính là chân tướng mà Bồ Tát Di Lặc đã nói. Trong một giây có 1.600 triệu lần sanh diệt, đơn vị là triệu.

Phàm ngu chi giác”, Phàm ngu là phàm phu lục đạo, họ không biết, không hiểu được chân tướng sự thật.

Chấp chi vi ngã, bảo thử ngã cố”, đối với thân tâm của mình, dùng hết tâm tư bảo hộ nó, không để nó bị tổn hại, không để nó mất đi.

Tức khởi tham, sân, si tam độc, tam độc kích ý”, kích nghĩa là đánh, đánh động ý căn.

Phát động thân khẩu, tạo nhất thiết nghiệp”. Hiện tượng tạo nghiệp này từ đâu ra? Mấy câu này nói rất rõ ràng, nguồn gốc của tất cả nghiệp là tham, sân, si-tam độc! Bên trong có tam độc đang phát động, thì thân khẩu ý tạo nghiệp rồi. Ý là ý niệm, ý niệm bất thiện sanh khởi. Ý niệm bất thiện là gì? Là ý niệm tham, sân, si. Quý vị nên biết rằng, tham, sân, si ở trong Mạt na thức không tạo nghiệp, nó có độc tính tồn tại, nó không có duyên, phải thông qua ý thức, thì duyên mới thành thục. Ý là thức thứ sáu. Năm thức trước- mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý tạo nghiệp, cũng là nói tam độc tiềm ẩn trong Mạt na thức, chúng ta gọi là ý thức tiềm ẩn, đến thức thứ sáu thì phát tác, nó mới thật sự khởi tác dụng. Cho nên, câu trong này nói rất hay, “Tam độc kích ý, phát động thân khẩu, tạo nhất thiết nghiệp”. Nghiệp thì có nghiệp nhiễm, nghiệp tịnh, nghiệp thiện, nghiệp ác, rất nhiều chủng loại, không thể đếm được. Đúng là vô lượng, vô biên, vô số, vô tận. Vì sao vậy? Bởi nó là ý niệm sanh. Bây giờ chúng ta biết rất rõ, một khảy móng tay là ba mươi hai ức trăm ngàn ý niệm, niệm niệm tương tục, vĩnh viễn không dừng nghỉ.

/ 600