/ 600
459

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 366

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên tập: Bình Minh

Thời gian: 07.04.2011

Địa điểm: Tịnh Tông Học Viện _Úc Châu

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 434, đoạn cuối của hàng thứ ba. Bắt đầu xem từ đệ tứ A la hán quả.

“Tứ, A la hán, dịch vi sát tặc, ứng cúng, bất sanh”. Có ba ý này. “Nãi đoạn tận thượng chí phi tưởng xứ nhất thiết tư hoặc chi Thanh văn thừa cực quả”. Phi tưởng xứ chính là trời phi tưởng phi phi tưởng xứ. Đây là tầng cao nhất trong tứ không thiên. “Dĩ đoạn tận nhất thiết kiến tư hoặc, cố danh sát tặc”. Sát tặc là ví dụ. “Tức đắc tiểu thừa cực quả, ứng thọ nhân thiên cúng dường, cố viết ứng cúng”.

Đây là phước báo lớn nhất trong tiểu thừa. Đức Phật từ bi thường nhớ tưởng đến chúng sanh, đều hy vọng chúng sanh tu phước. Phước báo thù thắng nhất của tu phước là cúng dường thánh hiền. A la hán là thánh nhân trong hàng tiểu thừa, nên cúng đường họ có thể được đại phước báu.

“Ư nhất sanh trung tận chư quả báo, nhập vô dư niết bàn, bất tái lai tam giới, cố viết bất sanh”.

Họ vĩnh viễn thoát ly lục đạo luân hồi, không còn trở lại nữa, trở lại là để giúp đỡ chúng sanh, thông thường chúng ta gọi là người tái sanh, chúng sanh có cảm ngài liền có ứng, nên gọi tái sanh, đây là ứng hoá thân không phải nghiệp báo thân, nghiệp báo trong lục đạo họ đã đoạn tận.

“Thượng vân đắc tứ chủng thanh văn quả giả”. Từ sơ quả đến đến tứ quả. “Giai chỉ đoạn hoặc nhi ngôn”. Họ ở thế giới tây phương Cực Lạc còn phải đoạn hoặc, không đoạn hoặc thì không thể tiến bộ, không thể nâng cao cảnh giới. Từ đó cho thấy, oai thần bổn nguyện của Phật Di Đà gia trì. Về mặt hiện tượng, về mặt hình tướng thì trí huệ, thần thông, đạo lực giống như pháp thân đại sĩ, trên thực tế thì phiền não chưa đoạn tận, vẫn phải ở bên đó đoạn phiền não. Như vậy mới hợp tình hợp lý. Phật A Di Đà chỉ là giúp chúng ta môi trường, còn công phu thì vẫn tự mình tu, vẫn phải tự mình buông bỏ.

Thực tế mà nói thì những người vãng sanh này, đều phát tâm bồ đề và đều là nhất Phật thừa. Dùng tiểu thừa để làm ví dụ đoạn phiền não. Trên thực tế, điều kiện sanh đến thế giới Cực Lạc, tam bối vãng sanh nói rất rõ ràng, phát tâm bồ đề, nhất hướng chuyên niệm. Nếu không phát tâm bồ đề thì không thể vãng sanh. Chúng ta biết tứ quả A la hán chưa phát tâm bồ đề. Nếu họ phát bồ đề tâm vãng sanh đến thế giới tây phương Cực Lạc, sanh vào cõi phương tiện hữu dư. Vì sao vậy? Vì họ đoạn hoặc, kiến tư phiền não đã đoạn. Không như phàm phu chúng ta, tuy phát tâm bồ đề nhưng phiền não chưa đoạn. Đến thế giới Cực Lạc còn phải đoạn phiền não, còn phải buông bỏ, chẳng qua là đến thế giới Cực Lạc dễ buông bỏ thôi. Đối với đạo lý tại sao phải buông bỏ này rất rõ ràng, và thấu triệt. Ngày ngày nghe Phật A Di Đà thuyết pháp giáo hoá, những tập khí này đều có thể đoạn tận.

“Sở vị Thanh văn giả”. Đây là chỉ trình độ đoạn hoặc của nó, là thuận theo thế tục để nói mà thôi. Ở đây nói rất rõ ràng, minh bạch. Bên dưới nói A Duy Việt Trí và giải thích về từ A Duy Việt Trí. “Hựu tác A bệ bạt trí”. Tiểu bổn kinh Di Đà gọi là A Bệ Bạt Trí, cùng một ý nghĩa. “Nãi bất thoái chuyển ư thành Phật đạo lộ chi nghĩa”. Giải thích này cũng rất hay. Ư thành Phật, con đường này không thoái chuyển. Tiểu bổn Từ Ân Sớ Khuy Cơ đại sư chú giải. Trong chú giải kinh A Di Đà có nói. “A Bệ Bạt Trí giả, a chi ngôn vô”. Dịch thành chữ hán a có nghĩa là vô. “Bệ Bạt Trí ngôn thoái chuyển”, nên từ tiếng phạn dịch thành chữ hán có nghĩa là vô thoái chuyển. “Cố đại phẩm kinh”, đây là kinh Bát Nhã. Kinh Đại Phẩm Bát Nhã nói bất thoái chuyển, còn gọi là A Tỳ Bạt Trí. “Kinh nhất đại a tăng kỳ kiếp tu hành chi Bồ Tát phương chí thử vị”. Thông thường trong kinh có ví dụ nói rằng, tu hành phải trải qua ba đại a tăng kỳ kiếp mới có thể thành Phật. Vị Bồ Tát này đã tu hành một a tăng kỳ kiếp, trên con đường thành Phật nhất định không thoái chuyển. Nên gọi là A Duy Việt Trí, điều này trong kinh luận nói như thế.

“Đản tịnh độ pháp môn đại dị ư thị”. Pháp môn tịnh độ nói A Bệ Bạt Trí không giống với ý này. Tiểu bổn Di Đà nói “Cực Lạc quốc độ, chúng sanh sanh giả, giai thị A Bệ Bạt Trí”. Phàm là người vãng sanh, chỉ cần đến thế giới Cực Lạc, đều là A Bệ Bạt Trí. “Kim viết, vị đắc A Duy Việt Trí giả, tắc đắc A Duy Việt Trí, lưỡng bổn chánh đồng”. Kinh Vô Lượng Thọ và trong tiểu bổn Kinh Di Đà nói giống nhau. “Hựu Di Đà Yếu Giải viết, A Bệ Bạt Trí, thử vân bất thoái”. Bất thoái có ba loại.

/ 600