/ 600
653

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 359

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên tập: Minh Tâm

Thời gian: 04.04.2011

Địa điểm: Tịnh Tông Học Viện _Úc Châu


Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin mời ngồi. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 426, hàng thứ ba. Chúng ta giảng đến phiền não. Tiên Chú kinh Vô Lượng Thọ của cư sĩ Đinh Phước Bảo. Hoàng Niệm Tổ dẫn chứng ở đây. Đoạn này nói về sáu loại căn bản phiền não. Hai mươi loại tuỳ phiền não. Đây là những điều Pháp tướng tông nói. Đầu tiên chúng ta giới thiệu sơ lược về tư tưởng của Pháp tướng tông để mọi người cùng nhau học tập, sau đó trở lại xem tiếp đoạn kinh văn này sẽ dễ lý giải hơn. Chúng ta nói sáu loại căn bản phiền não trước, đây là điều nghiêm trọng nhất.

Trong Bách Pháp Minh Môn nói, Bồ Tát Thiên Thân đem Du Già Sư Địa Luận mà Bồ Tát Di Lặc sáng tác, Bồ Tát Di Lặc sáng tác. Có 100 quyển phân lượng rất lớn. Trong đó đem tất cả pháp quy nạp thành 660 pháp. Thiên Thân Bồ Tát cho rằng, 660 pháp quá nhiều, không tiện để dạy cho hàng sơ học. Ngài lại quy nạp 660 pháp thành 100 pháp. Điều này đối với hàng sơ học rất có lợi, gọi Bách Pháp Minh Môn Luận. Tôi tin rằng rất nhiều các bạn đồng học đã học qua. Đây là một phần tài liệu nhập môn rất hay của Đại Thừa. Trong Bách Pháp nói thiện tâm có 11 loại, ác tâm có 26 loại. Ác tâm sở này chính là phiền não, 26 loại phiền não, 6 căn bản phiền não, 20 tuỳ phiền não. Tiểu tuỳ phiền não có 10 loại, trung tuỳ phiền não có 2 loại, đại tuỳ phiền não có tám loại, tổng cộng có 20 loại.

Từ đó chúng ta có thể lãnh hội được, tật xấu thâm căn cố đế của con người rất nặng, đó là vì tâm sở bất thiện quá nhiều. Quý vị xem 26 loại, mà thiện tâm sở chỉ có 11 loại. So sánh giữa thiện và bất thiện thì thiện chưa bằng một nửa bất thiện, chỉ có 11 loại, đương nhiên sức mạnh bất thiện lớn còn sức mạnh thiện thì yếu ớt bạc nhược. Xưa nay thiện không hơn ác, chúng ta biết rõ điều đó không tốt, tại sao nhất định cứ làm? Thiện niệm trong nội tâm ít hơn ác niệm. Ác niệm nhiều và rất mạnh. Điều này phát sanh chướng ngại rất nghiêm trọng, chướng ngại đạo hạnh, không những chướng ngại sự chứng quả mà còn chướng ngại chúng ta khai ngộ, thậm chí chướng ngại tín tâm. Nó nghiêm trọng như thế đấy.

Ngày nay chúng ta biết nhất định phải đoạn phiền não mới có thể nâng cao cảnh giới. Nên đối với 26 loại tâm sở phiền não này không thể không biết. Những điều này học khi mới bắt đầu học Đại Thừa phải học.

Sáu căn bản phiền não chính là tham sân si mạn nghi và ác kiến. Trong kiến tư phiền não gọi là lợi độn thập sử. Điều này thường nói nhất, giới thiệu đơn giản nhất, tư hoặc là tư tưởng sai lầm. Mê hoặc có năm loại là tham sân si mạn nghi. Ác kiến là kiến giải sai lầm, xem xét sự việc không đúng cũng có năm loại. Ác kiến cũng chia ra năm loại là thân kiến, biên kiến, kiến thủ kiến, giới thủ kiến, tà kiến. Năm loại này gọi là ác kiến. Phá được ác kiến sẽ chứng được Tiểu Thừa sơ quả. Trong đại thừa viên giáo là sơ tín vị Bồ Tát. Đây chính là thánh nhân, nên mới nói là nhập vào dòng thánh. Quý vị nhập vào dòng của thánh nhân. Trong tam bất thoái chứng được đệ nhất vị bất thoái. Họ tuyệt đối không thoái chuyển đến phàm phu. Nỗ lực tinh tấn về sau có tiến chứ không thoái. Chứng được quả vị này. Quả vị này tuy rất cạn, chưa ra khỏi luân hồi lục đạo nhưng quyết định không đọa vào ba đường ác. Trong lục đạo đã bảo đảm, bất luận có Phật xuất thế hay không cũng không thành vấn đề. Không có Phật xuất thế thì có Bồ Tát, A la hán đến dạy. Họ sẽ quan tâm quý vị. Có Phật xuất thế thì quý vị thường theo Phật để học.

Ác kiến là kiến hoặc, tham sân si mạn nghi là tư hoặc, gọi là kiến tư phiền não. Ác kiến là kiến phiền não, cái thấy hoàn toàn sai lầm. Tham sân si mạn nghi này khiến chúng ta nghĩ sai. Tư tưởng sai lầm. Hay nói cách khác nếu đoạn tận tất cả những điều này thì lục đạo sẽ không còn. Do đó chúng ta có thể biết lục đạo từ đâu đến? Lục đạo là từ trong kiến giải sai lầm, tư tưởng sai lầm biến hiện ra, nên nó là giả không phải thật. Nếu không có tư tưởng sai lầm này thì luân hồi lục đạo lập tức không thấy. Giống như giấc mộng vậy, trong mộng thì có nhưng tỉnh lại thì không còn nữa.

Chúng ta biết những thứ này nên phải thường phản tỉnh chính mình xem có hay không. Nếu có thì không ra khỏi luân hồi lục đạo, bất luận tu pháp môn nào cũng không được. Tám vạn bốn ngàn pháp môn không nói còn phiền não mà có thể khai ngộ chứng quả, không nói như vậy. Chỉ có duy nhất pháp môn Tịnh độ là đới nghiệp vãng sanh. Như vậy chưa đoạn kiến tư phiền não cũng có thể vãng sanh. Điều kiện là gì? Chế phục được nó, không tiêu diệt nó nhưng phải chế phục nó, có nhưng không khởi tác dụng, như vậy là thành công, có thể vãng sanh thế giới tây phương Cực Lạc. Có thể chiêu cảm để Phật A Di Đà đến nghênh tiếp. Nếu không chế phục được những điều này thì nó vẫn khởi tác dụng. Đến khi lâm mạng chung vẫn khởi tác dụng, như vậy thì đời này không thể vãng sanh. Đức Phật sẽ không đến tiếp dẫn. Ngài không phải không từ bi, có những thứ này là nhiễm ô, đếnThế giới Cực Lạc, nơi đó là môi trường trong lành, sợ quý vị làm ô nhiễm thế giới Cực Lạc, nên có những thứ nhiễm ô này thì không vào được thế giới Cực Lạc. Chế phục nhiễm ô này thì vào được, vì chế phục nó không khởi tác dụng. Như vậy được. Cõi phàm thánh đồng cư cho phép quý vị đem theo.

/ 600