/ 600
568

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 343

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Liên Hải

Biên tập: Minh Tâm

Thời gian: 25.03.2011

Địa điểm: Tịnh Tông Học Viện _Úc Châu

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 391, chúng ta vẫn bắt đầu xem từ hàng thứ nhất, “Thập thừa chi lý quán, năng phát cửu cảnh chi ma sự, dĩ ngũ uẩn sanh tử mê ám chi pháp vi cảnh cố.

Thập thừa quán pháp của Tông Thiên Thai, chúng tôi đã giới thiệu sơ lược rồi. Chư vị sau khi nghe xong sẽ biết sự gian nan của việc tu học. Thật sự có được điều kiện này, tu học pháp môn này, điều này đã được nói rất rõ ràng trong bổn luận, thượng trung hạ căn, thượng căn chỉ cần tu loại thứ nhất: Quán bất tư nghì cảnh thì sẽ thành công, có thể khai ngộ, liền có thể chứng đắc quả vị sơ trụ Bồ Tát của Viên Giáo. Không tu Tịnh độ, họ đều sanh về thế giới Hoa Tạng, siêu việt cả mười pháp giới. Người hạ căn, mười điều đều tu xong, cũng có thể chứng quả, cũng có thể vào địa vị Sơ Trụ Bồ Tát. Như vậy quí vị biết rồi, thượng trung hạ căn chúng ta đều không xứng. Mười điều chúng ta đều tu qua, có vào được cảnh giới không? Không được, vẫn còn là một phàm phu, vẫn còn phiền não đầy dẫy, vọng niệm vẫn vô số như xưa. Người hiện đại tâm tình nóng nảy, nhưng chúng ta xem Thập thừa xong, sẽ có những gợi ý tương đối cho chúng ta. Những gợi ý đó là gì? Là nhận biết bản thân, không dám cống cao ngã mạn nữa, biết được nếu so sánh với người ta thì kém xa lắm! như vậy sẽ quay đầu lại quyết một lòng niệm A Di Đà Phật.

Quí vị xem Thập Thừa quán pháp có thể phát sanh chín cảnh ma sự. Chín cảnh ma sự, ngày hôm qua tôi đã nêu ra cho quí vị rồi. Trong kinh đại thừa nói: tất cả phàm phu có bốn loại ma, chúng ta học qua rồi, đó là ngũ ấm ma, phiền não ma, tử ma, và thiên ma của cõi trời thứ sáu ở Dục giới. Thông thường chúng ta không thêm từ “trời thứ sáu” mà chỉ nói là thiên ma. Thiên ma là chỉ cho tầng trời thứ sáu ở cõi Dục giới. Đó là bốn loại. Năm loại còn lại chính là ngũ ấm trong Đại thừa nói. Giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến. Cũng gọi là ngũ phần pháp thân, khi mê thì đều biến thành ma. Làm sao mà bị mê? Nơi pháp này quí vị sinh tâm hoan hỉ, chấp trước nó, gọi là pháp ái. Quí vị chưa thực sự thể hội được lời đức Thế Tôn dạy: “pháp còn phải bỏ, huống là phi pháp”. Pháp còn nên xả, không phải là buông bỏ Phật pháp mà là buông xả pháp ái. Buông xả ý niệm chấp trước đối với Phật pháp, là ý này vậy, pháp vẫn rất hữu dụng, chỉ cần không sanh tâm chấp trước thì không sao, pháp thật sự hữu dụng. Vừa chấp trước, vừa tham ái thì liền sai rồi, làm cho phiền não dấy khởi. Bình thường chúng ta thường thấy nhất là người trì giới, họ rất nghiêm khắc đối với giới luật, giữ từng giới từng giới rất thận trọng. Nhưng họ như thế nào? Họ coi thường người khác. Vì sao vậy? Vì thấy người khác không trì giới, giới của tôi tốt hơn quí vị, khởi tâm cống cao ngã mạn. Phải biết rằng, mục đích của trì giới là gì? Là được định, được tâm thanh tịnh, rốt cuộc mục đích trì giới của họ là, họ đạt được tương phản, vì đạt được là cống cao ngã mạn, đạt được là phiền não, đây gọi là ma. Trì giới biến thành ma, ma sự. Số người này chúng ta gặp rất nhiều. Không cần nói hàng phàm phu chúng ta, ngay cả Tổ sư của Luật tông, đây là chuyện cũ của Phật giáo, người biết được cũng rất nhiều. Luật sư Đạo Tuyên, là ngài Đạo Tuyên ở Chung Nam Sơn đời nhà Đường. Luật Tông, là Tổ Sư khai sơn Luật Tông của Trung Quốc, ngài giới luật tinh nghiêm, cảm động đến mức nào? Một ngày ngài ăn một bữa, buổi trưa mỗi ngày thiên nhân cúng dường, cảm động đến thiên nhân đem cúng dường cho Ngài. Ngài thật sự được gọi là không ăn thức ăn nhân gian. Mỗi ngày đến bữa trưa, thiên nhân đem đồ cúng dường đến. Một hôm Đại sư Khuy Cơ là Tổ sư Pháp Tướng Tông chùa Đại Từ Ân, đi qua Chung Nam Sơn, thăm Luật Sư Đạo Tuyên, đến thăm viếng Ngài. Luật Sư Đạo Tuyên nghe ngài Khuy Cơ đến, nghe nói Từ Ân, chính là Đại Sư Khuy Cơ, không coi trọng giới luật lắm, rất tùy tiện, cho nên coi thường Ngài, tuy Ngài có học vấn, giảng kinh giảng rất hay, là học trò của đại sư Huyền Trang, liền nghĩ để Ngài đến xem sao, ông xem bữa trưa thiên nhân dâng cơm cúng dường tôi, thật là vui khi ra oai trước mặt ông, ông tuy học hành giỏi dang, ông không trì giới. Nhưng rốt cuộc trưa hôm đó thiên nhân không đến cúng dường, Ngài rất thất vọng, buổi chiều đại sư Khuy Cơ rời đi, đến trưa hôm sau, thiên nhân lại đến cúng dường, Luật Sư Đạo Tuyên liền hỏi, hôm qua vì sao ngươi không đến? Thiên nhân nói, hôm qua Đại Thừa Bồ Tát ở đây, khắp núi đều là thần hộ pháp, tôi không vào được. Pháp Sư Đạo Tuyên vừa nghe, liền sám hối, toát mồ hôi chảy nước mắt, tự biết mình sai rồi, coi thường người khác. Tổ sư mà còn có những tập khí này, người hiện nay thì không cần phải nói nữa, một tí thành tựu cũng đã cống cao ngã mạn, liền cảm thấy người khác không bằng tôi, suy nghĩ này là sai lầm. Đó là gì? Quí vị học Phật đã học thành ma sự rồi. Danh văn lợi dưỡng chắc chắn không thể bị ô nhiễm, vừa bị nhiễm là sai rồi, quí vị liền đọa lạc. Ngày nay không ai dạy quí vị, không ai nhắc nhở quí vị, cho nên thời thời khắc khắc phải tự nhắc nhở. Thời khóa tối mỗi ngày phải phản tỉnh, một ngày hôm nay, tôi có điểm nào làm sai, điểm nào sai trái lập tức sửa đổi lại, đây gọi là chân thật sám hối. Biết sai sám hối nhưng không sửa sai, vậy thì cũng vô ích, đó là giả, không phải thật. Biết lỗi liền sửa, ngày ngày sửa lỗi, ngày ngày đổi mới, chính là ngày ngày tiến bộ. Đặc biệt phải cẩn thận ma sự.

/ 600