/ 600
633

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 342

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Liên Hải

Biên tập: Minh Tâm

Thời gian: 24.03.2011

Địa điểm: Tịnh Tông Học Viện _Úc Châu


Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 391, hàng thứ nhất, hai đoạn cuối cùng của “Thập thừa lý quán”. Thứ chín: An nhẫn. Thứ mười: Ly pháp ái.

Chín, An nhẫn. “An tức bất động, nhẫn tức nhẫn nại. Vị tu quán chi nhân, sơ quán bất tư nghì cảnh, chí đệ bát tri vị thứ, hoặc nhập ngũ phẩm, chướng chuyển tuệ khai. ” Đoạn sau chúng ta có chú giải nhỏ. Ngũ phẩm là năm phẩm vị mà Tông Thiên Thai giảng. Năm phẩm vị là đới nghiệp vãng sanh, sanh cõi phàm thánh đồng cư. Năm đó, năm Đường triều sơ niên, lúc Trí Giả Đại Sư viên tịch, ngài tu “Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật”, dùng 16 quán, tu pháp môn này, vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc. Các đệ tử hỏi phẩm vị của Ngài, Ngài nói “Ngài ngũ phẩm vị vãng sanh”. Ngài rất khiêm tốn, ý là nói, chúng ta có thể Ngũ phẩm vị vãng sanh, như vậy là tốt lắm rồi. Cũng có nhiều người nói, Trí Giả Đại Sư là hóa thân của Phật Thích Ca Mâu Ni. Thiện Đạo Đại sư là hóa thân của Phật A Di Đà. Truyền thuyết này Nhật Bản, Hàn Quốc đều tin. Tôi đến Nhật Bản hỏi người xuất gia Nhật Bản, họ đều nói từ xưa tương truyền, đó là thật, không phải giả.

Phật Bồ Tát đến thế gian thị hiện cho chúng ta nhiều cách. Làm gương cho chúng ta, căn tánh khác nhau, thời đại khác nhau, phong tục khác nhau, cho nên Phật không nói một pháp cố định. Phật Bồ Tát chứng được pháp tự tại viên dung, khế cơ, khế lý, điều này rất quan trọng. Nếu chúng ta không hiểu được đạo lý này, thì biết Phật Pháp cũng sẽ hại người. Đức Phật nói vậy, đúng vậy. Phật nói pháp cho ai? Nói khi nào? Nói cho loại người nào? Phật nếu như sống đến ngày nay, Phật sẽ nói như thế nào? Điều này phải hiểu, nếu như không hiểu, quí vị dùng Phật Pháp cũng sẽ làm sai lầm nhiều chúng sanh. Cho nên Phật Pháp nhất định phải mở trí huệ. Mở trí huệ thì phiền não nhất định phải nhẹ bớt. Chúng ta không đoạn được phiền não, muốn phiền não nhẹ có thể làm được. Không có gì nghiêm trọng lắm, tham tâm vừa khởi, niệm thứ hai không nên nữa, liền thu lại. Sân hận nóng nảy không tốt, tức giận vừa nổi lên liền nghĩ, những thứ này tổn hại nghiêm trọng đến thân thể, là nhân của địa ngục, liền bỏ qua. Tha thứ cho người khác cũng không tổn hại đến mình. Cho nên phiền não vừa hiện hành, lập tức bản thân liền giác tri, hiểu ra được. Liền có thể đem những phương pháp Phật giảng ở trong kinh ra dùng, như vậy là giỏi lắm rồi.

“Bất động” này quan trọng nhất là tâm bất động. Nói dễ hiểu hơn một tí, rõ ràng hơn một tí, chính là tâm trạng bất động. Trong thuận cảnh, thiện duyên không động tâm tham, bản thân có thể khống chế được. Trong nghịch cảnh, ác duyên, hoàn cảnh thật không tốt cũng không sanh tức giận. Nói cách khác, bất luận lúc nào, bất cứ cảnh giới nào, đều giữ cho tâm tình bản thân bình hòa. Đó gọi là an, chính là an nhẫn. Chúng ta học bộ kinh này, trên đề kinh ghi là Thanh tịnh bình đẳng giác, đó chính là mục tiêu tu hành, tông chỉ tu học của chúng ta. Nếu như tâm không bình tĩnh, chúng ta sai rồi, không bình đẳng thì sai rồi. Thường thường nghĩ đến sự thanh tịnh bình đẳng của tâm. Tương ưng với thanh tịnh bình đẳng chính là tương ưng với đạo.

Ngũ phẩm chân tu, bất năng trúng đoạn”. Đây là điều mọi người đều có thể làm được.

Thứ nhất là “tùy hỷ”. cũng chính là trong cuộc sống thường ngày, không nên chấp trước thành kiến của bản thân. Có thể tùy thuận người khác, tốt nhất là buông bỏ thành kiến của bản thân. Nhưng tùy thuận cũng phải có trí huệ. Nó là việc thiện, việc tốt thì tùy thuận, nó là việc ác, không phải việc tốt, chúng ta có thể không tùy thuận. Nếu như họ kiên trì, thì chúng ta bỏ đi. Không tham gia là tốt rồi, cũng không cần phải phê bình họ. Trong Luận ngữ của cổ Thánh tiên Hiền Trung Quốc nói rất hay: “thành sự bất thuyết”, bất luận là việc tốt hay việc xấu, đặc biệt là việc xấu, họ đã làm thành công rồi, không nên nói nữa. “Toại sự bất gián”, sự việc tuy chưa làm thành công, chắc chắn họ sẽ làm cho đến thành công, bạn không cần phải khuyến cáo. “Không trách lỗi xưa” đã là quá khứ rồi, không nên để trong lòng nữa, không cần phải truy cứu.

/ 600