/ 600
469

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 341

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Liên Hải

Biên tập: Minh Tâm

Thời gian: 24.03.2011

Địa điểm: Tịnh Tông Học Viện _Úc Châu

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin mời ngồi. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 391, bắt đầu xem hàng thứ nhất “Thập thừa quán pháp”. Chúng ta học đến đoạn sau của chương thứ bảy. Chương thứ bảy có hai đoạn, ta học đoạn thứ hai.

Kim tu thử đối trị trợ đạo chi pháp, trợ ư chánh quán chi hạnh. Khai bỉ giải thoát chi môn, cố danh đối trị trợ khai.”

Đoạn này đã nêu lên ví dụ rất cụ thể, nói cho chúng ta làm thế nào để đối trị. Dùng cách đối trị này để giúp chánh quán, mục đích là khi giải thoát, giải thoát này đọc là “tạ”, là động từ. chính là giải trừ phiền não.

Thoát – thoát li sanh tử, lưỡng chủng sanh tử.

Phần đoạn sanh tử, biến dị sanh tử ở trong lục đạo đều có, đều có cả hai loại. Trong Tứ thánh pháp giới không có phần đoạn sanh tử, mà có biến dị sanh tử. Nếu như biến dị sanh tử cũng không còn nữa, đó chính là bất sanh bất diệt. Đây là cảnh giới Niết Bàn được giảng trong pháp Đại Thừa. Mục tiêu giải thoát thật sự chính tại nơi này. Là giúp chúng ta rời xa lục đạo, mười pháp giới. Cho nên ở đây gọi là đối trị.

Dưới đây nêu ví dụ, từ ví dụ sau khi hiểu rõ, phương thức này chúng ta hiểu rõ rồi, trong cuộc sống hằng ngày cũng sẽ dùng đến. “Thức tựu lục tế lục độ ngôn chi”. Bây giờ chúng ta thử dùng lục độ để làm ví dụ. Phản diện của “lục độ” chính là “lục tệ”. Nếu như người tu lên đạo phẩm thích hợp không giải thoát được. Tu thượng đạo phẩm chính là 37 phẩm trợ đạo. Tu 37 phẩm trợ đạo vẫn không thể đạt được lợi ích, không thể đạt đến mục tiêu tu học của chính mình, chưa thể giải thoát, chưa thể buông bỏ phiền não, vẫn không thể thoát ly luân hồi trong sáu nẻo. Đây chính là điều chúng ta thường nói, công phu không ích lợi. Phương pháp ba mươi bảy phẩm trợ đạo này, rất phổ biến, đại thừa tiểu thừa đều dùng đến. Thiên Thai đại sư đưa nó vào Tạng, Thông, Biệt, Viên, gọi là ba mươi bảy phẩm trợ đạo của Tứ giáo. Tạng giáo là Tiểu thừa, Thông giáo phần trước thông Tiểu thừa, phần sau thông Đại Thừa. Biệt giáo thuần túy Đại thừa, không có giáo nghĩa Tiểu thừa. Cuối cùng là Viên giáo, thực sự viên mãn rồi, là Nhất Phật Thừa, con đường thành Phật. Minh tâm kiến tánh là con đường thành Phật, vượt qua cả Tạng, Thông, Biệt.

Chúng ta sau khi học xong mới thật sự khẳng định, hiểu rõ, tin tưởng. Đoạn phiền não chứng Bồ Đề không phải là việc dễ. Không phải chỉ nói suông mà được, nói thì dễ làm mới khó. Mọi người thường nói, người học Phật thì nhiều, người thực sự tin tưởng rất ít. Năm xưa Thầy Lý ở Đài Trung thường nói, người niệm Phật nhiều, người vãng sanh ít. Ngay cả pháp môn này, Thiện Đạo Đại sư nói Vạn người tu vạn người chứng, ngày nay người niệm Phật, Thầy Lý thường nói: một vạn người niệm Phật, thật sự vãng sanh chỉ năm ba người. Ba phần vạn, năm phần vạn, như vậy kém cõi quá! Vì sao lại như vậy? chúng ta học đoạn này sẽ hiểu.

Tu ba mươi bảy phẩm trợ đạo, ba mươi bảy phẩm trợ đạo bao gồm tám vạn bốn ngàn pháp môn, bao gồm vô lượng pháp môn đều ở trong đó. Chẳng những giải thoát không được, mà như thế nào? “mà xan tham bỗng khởi”. Kinh nghiệm này bản thân chúng ta có, không cần hỏi người khác. Ở Phật đường niệm Phật, nhiễu Phật, hoặc là chỉ tịnh, bỗng nhiên tâm tham trổi dậy, tâm ngạo mạn trổi dậy, tâm đố kỵ trổi dậy, tâm bỏn xẻn trổi dậy, phiền não này trổi dậy, vọng niệm trổi dậy, suy nghĩ bậy bạ. “Kích động quán tâm”, phá hỏng công phu quán chiếu của chúng ta. Làm nhiễu loạn tâm niệm Phật của chúng ta. Nếu như không có những tình trạng này, người niệm Phật thực sự vạn người tu vạn người chứng. Thực lòng mà nói, việc này cũng không thể trách bản thân, phiền não tập khí từ vô lượng kiếp, trong đời này, từ nhỏ không ai dạy dỗ, hiện nay lối sống xã hội thật không tốt, nơi nơi đều đang mê hoặc người, làm sao quí vị không sinh phiền não được? Nếu quí vị không sinh phiền não, thế thì như tục ngữ nói: quí vị là Bồ Tát hóa thân, chứ không phải là người phàm. Nếu như là người phàm, những phiền não này chắc chắn thời thời khắc khắc đều hiện hành.

Ư thân mạng tài”. Ở đây nêu ra ba ví dụ. Đây đều là bản thân chúng ta niệm niệm đều không quên, chấp trước rất kiên cố. Thân thể của chúng ta, mạng của chúng ta, tiền tài của chúng ta. Mạng này tượng trưng cho cuộc sống tinh thần. Tài tượng trưng cho cuộc sống vật chất, tâm đều dùng tại nơi này vậy. Quí vị muốn nắm giữ nó, muốn chiếm hữu nó, không ngờ rằng nếu những thứ này đều là giả, không phải thật.

/ 600