Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 330
Chủ giảng: Pháp Sư Tịnh Không
Chuyển ngữ: Nguyên Thanh
Biên tập: Bình Minh
Thời gian: 17.03.2011
Địa điểm: Tịnh Tông Học Viện Úc Châu
Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin mời ngồi xuống. Mời quý vị xem “Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải” trang 386. Trang 386 hàng thứ 6, bắt đầu 3 chữ cuối cùng.
“Thử trung Phật độ bất khả tư nghì hữu nhị chủng lực”, đây là trong ‘Luận Chú’ nói: “bất khả tư nghị lực giả, tổng chỉ bỉ Phật quốc độ thập thất chủng”. Chúng ta đã học qua 17 loại này. “Y báo trang nghiêm công đức lực bất khả tư nghì”. Thiên Thân Bồ Tát bảo chúng ta, ‘thử trung’ tức là 17 loại này.
“Thập thất chủng Phật độ bất khả tư nghì hữu nhị chủng lực. nhất giả nghiệp lực, vị Pháp Tạng Bồ Tát, xuất thế thiện căn đại nguyện nghiệp lực sở thành”. Thế giới Cực lạc như thế nào? Vì sao có thế giới Cực Lạc? Thiên Thân Bồ Tát dạy rằng có 2 loại lực, 2 loại lực này thành tựu 17 loại trang nghiêm.
Loại thứ nhất là nghiệp lực. “Nghiệp lực thị Pháp Tạng Bồ Tát xuất thế thiện căn đại nguyện nghiệp lực”. Tức là 48 nguyện, cho chúng ta nhắc nhở rất lớn. Điều này đức Thế Tôn đã nói trong kinh Di Giáo: trú tâm nhất xứ, vô sự bất biện. Trước đây chúng ta đã học qua, trong bổn kinh gọi là ‘chỉ tâm nhứt xứ’ cùng nghĩa với ‘trú tâm nhứt xứ’. Phật A Di Đà chứng minh cho chúng ta, đem tâm trú ở một chỗ, quí vị xem có thể kiến lập thế giới Tây Phương Cực Lạc. ‘Vô tỷ Thù thắng trang nghiêm, siêu việt thập phương chư Phật quốc độ’. Sức mạnh này rất lớn.
Chúng ta xem câu kinh văn này rồi, có nghĩ đến vấn đề đó không? Tâm của ta là tâm tán loạn suốt ngày từ sáng đến tối nghĩ ngợi lung tung, không giống Phật A Di Đà. Phật A Di Đà khi ở nhân địa, chỉ nghĩ kiến lập một thế giới Cực Lạc, không phải vì ngài, mà vì tiếp dẫn lục đạo chúng sanh trong mười phương quốc độ chư Phật. Lục đạo chúng sanh khổ, rất đáng thương, muốn cầu Phật Đạo nhưng không có cách nào thành tựu được. 8 vạn 4 ngàn pháp môn đều không phải dễ tu. Pháp Tạng Bồ Tát là tiền thân của Phật A Di Đà, khi chưa thành Phật, pháp danh của Ngài là Pháp Tạng. Chỗ này đặc biệt cần chú ý.
Thứ nhất là ‘xuất thế thiện căn’, cho nên người xuất gia tu hành phải tốt hơn người tại gia, cần phương tiện nhiều, điều thứ nhất này là xuất gia.
Thứ hai là ‘đại nguyện’, xuất gia cộng thêm đại nguyện, đại nguyện này là 48 nguyện. Sức mạnh này lớn lắm. Mất bao nhiêu thời gian để thực hành, nghĩa là thực hành viên mãn 48 nguyện này? Thời gian 5 kiếp. Trong kinh không nói tiểu kiếp, trung kiếp, thông thường đều là nói về đại kiếp, 5 đại kiếp thực hiện, thâm nhập một môn, huân tu lâu dài, Phật A Di Đà đã làm được rồi. Sau khi làm được, thế giới Cực Lạc xuất hiện. Cho nên chúng ta có thể nói, thế giới Cựu Lạc là Phật A Di Đà kiến tạo, không có Phật A Di Đà, thì không có thế giới Cực Lạc. Chúng sanh khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác đều gọi là tạo nghiệp, tạo nghiệp gì? Chúng ta tạo là nghiệp luân hồi, tạo nghiệp luân hồi, cho nên chúng ta ở nơi này, luân hồi xuất hiện, đây là luân hồi lục đạo. Đều đang tạo nghiệp. Một cái là ‘chế tâm nhất xứ’, nhất tâm nhất ý vì mười pháp giới chúng sanh khổ nạn, điều này quá tuyệt vời. 48 nguyện cứu giúp chúng sanh, ở thế giới Cực lạc trọn đời viên chứng bồ đề. Tôi thấy Bồ Tát là đại nguyện nghiệp lực.
“Nhị giả, chánh giác A Di Đà pháp vương thiện trụ trì lực sở nhiếp”. Hoàng Niệm Tổ giải thích sơ lược rằng: “Nãi do Di Đà vô thượng tôi thiện trụ trì quốc độ chi công đức oai thần sở nhiếp thành”. Thành lập thế giới Cực lạc là. Người xưa thường nói: ‘sáng nghiệp gian nan, thủ thành bất dị’. Pháp Tạng Bồ Tát khai sáng sự nghiệp, Pháp Tạng đã thành Phật, sau khi thành Phật làm sao có thể giữ thành, khiến thế giới Cực lạc chưa đến nỗi biến hoại, chưa đến nỗi đọa lạc, mãi mãi hưng thịnh? Đây không phải là một việc dễ làm. Thứ nhất dĩ nhiên là tâm nguyện của Phật A Di Đà vĩnh viễn không thóai chuyển. Sức này khiến thế giới Cực Lạc chưa đến nỗi tiêu mất.
Một loại khác đó là “Thiện trú trì lực”, trong chú giải nói: “vô thượng tối thiện tru trì quốc độ chi công đức oai lực”. Thế giới Cực Lạc, chúng ta có thể nói là có nhận biết tương xứng, đây không phải là việc dễ. Chúng ta hiểu rõ nó, nhận biết được nó. Thế giới này là một đạo tràng, không phải là một quốc gia. Trong này không có quốc vương, không có đại thần, cũng không có sĩ nông công thương. Các ngành các nghề như thế gian này của chúng ta thế giới Cực lạc không có. Thế giới Cực Lạc rất đơn thuần, chỉ có thầy giáo, và học trò. Nó giống như trường học vậy, là trường đại học của Phật A Di Đà. Mười phương thế giới vãng sanh đến đó, đều làm học trò, đi cầu học. Điều này chúng ta chẳng thể không hiểu.