440

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 329

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: SC Hạnh Chơn

Biên tập: Bình Minh

Thời gian: 17.03.2011

Địa điểm: Tịnh Tông Học Viện Úc Châu

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin mời ngồi xuống. Mời quý vị xem “Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải”, hàng thứ năm, câu cuối cùng. Trang 386.

“Luận Chú hựu viết, bất khả tư nghị lực giả. Tổng chỉ bỉ Phật quốc độ, thất thập chủng trang nghiêm công đức lực”. Chúng ta tham khảo tiếp “Vãng Sanh Luận” của Thiên Thân Bồ Tát. Trong Vãng Sanh Luận nói 29 loại trang nghiêm. Có 17 loại y báo. Chúng ta học đến loại thứ 16 “Đại nghĩa môn trang nghiêm”. Tịnh độ là cảnh giới thiện căn của đại thừa. Giới là giới hạn. Nó là đại thừa không phải là tiểu thừa, không phải quyền giáo, không phải phàm phu. Tánh chất của đại thừa là bình đẳng.

“Nhất thiết bình đẳng thanh tịnh vô cơ hiềm chi danh ngôn. Hựu vô nữ căn dữ lục căn bất cụ giả, cập nhị thừa dữ nhất cơ hiềm thực thể”. Chỗ này không dễ hiểu đâu. Chúng ta xem chú giải của Đàm Loan đại sư. Trong chú giải nói rõ ràng hơn. Trong chú giải nói: “Trang nghiêm đại nghĩa môn công đức thành tựu”. Chư vị Bồ Tát hoàn toàn dùng kệ tụng để giải thích. “Kệ ngôn, đại thừa thiện căn giới, đẳng vô cơ hiềm danh”. Đẳng là bình đẳng. “Nữ nhân cập căn khuyết, nhị thừa chủng bất sanh cố”. “Tịnh độ quả báo ly nhị thừa cơ hiềm quá”. Thế giới tây phương Cực Lạc không có hàng nhị thừa, cũng không có người nữ. Người nữ đến đó đều thành Phật. Thân vô lượng tướng, tướng vô lượng đẹp. Nhị thừa đến đó đều biến thành Bồ Tát. Nên thế giới tây phương Cực Lạc thật sự là bình đẳng. Bất luận là tứ độ, tam bối hay tứ phẩm. Bất luận là tầng lớp nào, khi đến thế giới tây phương Cực Lạc là được thân bình đẳng. Thân tướng hoàn toàn giống nhau, tiếp đón hoàn toàn tương đồng. Điều này trong mười phương thế giới không có. Trong mười phương thế giới có sai biệt. Hay nói cách khác, trong mười phương thế giới có nữ nhân, có thiểu căn và nhị thừa. Trong quốc độ của mười phương chư Phật hình như đều có, còn trong thế giới tây phương xác thực không có. Đây là thật thể. Chẳng những không có ba loại thể. Ba loại này chính là nữ nhân, khuyết căn và nhị thừa. Không có, đến tên còn không nghe được.

Cho nên “nãi chí bất văn nhị thừa, nữ nhân, chư căn bất cụ tam chủng danh cố. Danh ly danh cơ hiềm. Đẳng giả, bình đẳng nhất tướng cố”. Câu này vô cùng quan trọng. Nói rõ thế giới tây phương Cực Lạc thực sự là bình đẳng. Đây là vô lượng trí tuệ đức năng của Phật A Di Đà, đã hiện ra cảnh giới thù thắng như vậy. “Chúng sanh phổ vi đại thừa chi tát đoả”. Tát Đoả chính là Bồ Tát. Bồ Tát như thế nào? Trong nguyện thứ 20 nói rất rõ ràng. Đều làm A Duy Việt Trí Bồ Tát, đây là bình đẳng. A Duy Việt Trí là pháp thân Bồ Tát, vượt ra mười pháp giới. “Nhất vị bình đẳng dã. Đại nghĩa môn giả, vị tịnh độ vi thông. Đại thừa nghĩa lợi chi môn hộ giả”. Điều này nói rất hay. Nên tịnh độ là đại nghĩa môn_Đại thừa nghĩa môn. Chữ nghĩa này nó tượng trưng cho hợp tình hợp lý hợp pháp, gọi là nghĩa. Bất nghĩa chính là không hợp tình, không hợp lý, không hợp pháp, gọi là bất nghĩa.

Xã hội hiện nay, việc phù hợp đạo nghĩa rất ít, nên thiên tai mới nhiều. Nếu đều có thể tiếp thu giáo dục của thánh hiền. Giáo dục của Thánh hiền là tượng trưng cho truyền thống Nho giáo Khổng Mạnh. “Khổng viết thành nhân, Mạnh viết thủ nghĩa”. Khổng Mạnh là tượng trưng cho nhân nghĩa. “Nhân giả ái nhân, nghĩa giả như lý, hợp lý”. Nhất định không làm trái lại với lễ nghĩa. Như lý như pháp. Đây là sau ba đời. Ba đời là chỉ cho Hạ Thương Chu, từ Hán đến Mãn Thanh, xã hội Trung Quốc là lấy lễ nghĩa trị quốc. Lấy lễ nghĩa để bình thiên hạ, khiến cả thế giới trật tự ấm êm, đều nhờ vào giáo dục này.

Phật pháp đại thừa là từ bi chân thành. Chân thành là lễ. Mọi người đều có thể sống bằng tâm chân thành, lấy tâm chân thành để làm việc. Lấy tâm từ bi chân thành để đối nhân tiếp vật. Đây là cách cửa phương tiện của đại thừa. Như vậy Tịnh Tông thực sự là cánh cửa phương tiện của đại thừa. Vì sao? Vì 48 nguyện của Phật A Di Đà, mỗi nguyện đều là đại thừa phương tiện môn. Phật Di Đà phát nguyện không phải nguyện suông, mỗi nguyện đều thông qua năm kiếp tu hành và ngài đều đã thực hiện. Cũng chính là nói mỗi nguyện đều hiện thực. Điều này quá khó! Căn nguyên của sự êm ấm chính là bình đẳng. Không có bình đẳng làm gì có êm ấm? Thế giới Cực lạc tất cả đều bình đẳng, thanh tịnh không có ô nhiễm. Tự tư tự lợi là ô nhiễm, danh văn lợi dưỡng là ô nhiễm. Ngũ dục lục trần là ô nhiễm, tham sân si mạn là ô nhiễm. Thế giới Cực Lạc hoàn toàn không có, nên mới gọi là cõi nước thanh tịnh. Đây là điều vượt lên trên cõi nước của Chư Phật mười phương.