/ 600
503

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 326

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên tập: Bình Minh

Thời gian: 15.03.2011

Địa điểm: Tịnh Tông Học Viện Úc Châu


Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin mời ngồi xuống. Mời quý vị xem “Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải” trang 384, bắt đầu xem hàng thứ hai từ dưới lên.

“Vãng Sanh Luận minh tam chủng công đức. Nhất giả bỉ Phật quốc độ, nhị giả A Di Đà Phật, tam giả bỉ chư Bồ Tát”. Ở đây Hoàng Niệm Tổ có chú giải trong ngoặc đơn. “Mỗi nhất giai cụ vô lượng công đức trang nghiêm, cụ thử tam chủng công đức trang nghiêm”. Ba loại công đức trang nghiêm này. Thứ nhất là quốc độ, chính là thế giới Cực Lạc. Có thể nói cõi nước ở đây đều do Phật và Bồ Tát vô lượng kiếp tích tụ công đức mà thành tựu, thật sự không giống với quốc độ của chư Phật khác. Giống như trên địa cầu của chúng ta. Đây là một quốc gia mới thành lập, chưa có bề dày lịch sử. Một quốc gia vừa mới thành lập. Con người trong quốc gia này đều từ bên ngoài đến. Cũng như ngày nay chúng ta nói là người di dân đến. Di dân cần có nhiều điều kiện. Không phù hợp điều kiện thì không thể đến cư trú ở địa phương này. Cho nên nói nó vô cùng tốt đẹp. Vượt lên bất cứ quốc gia nào trên toàn thế giới. Đây là công đức thành tựu của quốc gia này.

Nếu quốc gia này đã có nhiều cư dân, người đã sống ở đó. Người mới di dân đến, dân cư cũ, những tập khí cũ, những phong tục tập quán, họ không thể sửa đổi, điều này rất phiền phức. Thế giới tây phương Cực Lạc là một thế giới mới thành lập. Trong thế giới Hoa Tạng thì nó là khu vực đặc biệt. Thực sự nó ở trong Hoa Tạng chưa hề rời xa Hoa Tạng, là một khu vực đặc biệt trong Hoa Tạng. Khu vực đặc biệt này do Phật A Di Đà kiến lập. Lấy đại nguyện của ngài, lấy năm kiếp tu hành chân thật của ngài mà kiến lập nên. Phàm là đến thế giới Cực Lạc, đều cần phải đầy đủ ba điều kiện.

Trong kinh Di Đà nói: “Thiện căn, phước đức, nhân duyên”. Ba điều kiện này thiếu một điều cũng không thể đi, cần phải đầy đủ. Bản thân người tu hành phải đầy đủ tín nguyện hạnh. Đối với điều kiện của thế giới Cực Lạc, chúng ta phải tin tưởng. Tam phước, tam học, lục độ, Phổ Hiền thập nguyện. Người sanh đến thế giới tây phương Cực Lạc phải đầy đủ tất cả những điều kiện này. Chúng ta cũng thấy, hình như có người chưa đầy đủ điều kiện này, nhưng họ làm sao vẫn được vãng sanh? Sự việc này là chúng ta chỉ thấy một đời này của họ, mà không thấy quá khứ của họ. Bây giờ chúng ta hiểu rõ, chúng ta nhìn thấy hình như họ không đầy đủ nhiều điều kiện như vậy. Trên thực tế người vãng sanh này, trong nhiều kiếp lâu xa về trước họ đều tu pháp môn này, thiện căn phước đức của họ đã đây đủ. Chỉ là trong đời này duyên chưa đầy đủ. Thiện căn, phước đức, nhân duyên. Nhân duyên chưa đầy đủ. Nhân duyên đến lúc tuổi về già, lúc sắp mạng chung mới phát hiện. Như vậy cũng được, vẫn còn kịp.

Lúc trẻ, khi tôi ở Mỹ. Cư sĩ Chu Quảng Đại vãng sanh, ở nơi hội Phật giáo Hoa Phủ. Chúng ta thấy người này, hình như ông ta không đầy đủ điều kiện nào cả. Ở địa phương ông ta mở một tiệm bánh bao. Người rất chân thật trung hậu, là một người rất lương thiện, không có tín ngưỡng tôn giáo. Ông ta mắc bệnh ung thư, bệnh viện không trị liệu nữa, đồng nghĩa với tuyên bố là ông ta sẽ chết. Lúc này người nhà của ông mới đi khắp nơi lạy Phật cầu thần, hy vọng có được điều may mắn. Họ tìm đến hội Phật giáo của chúng tôi. Các bạn đồng học trong hội Phật giáo rất nhiệt tâm, đến nhà họ để xem. Biết được ông ta hết cách cứu chữa, nên khuyến khích hướng dẫn ông ta. Đem pháp môn tịnh độ nói một cách đơn giản cho ông ta nghe. Khuyên ông ta không nên lưu luyến thế giới này, mà hãy niệm Phật cầu sanh tịnh độ. Không ngờ ông ta vừa nghe liền tiếp nhận, và khuyên người nhà không cần trị liệu cho mình nữa, không nên đi khắp nơi cầu khẩn. Mọi người nên giúp ông ta niệm Phật để vãng sanh. Người nhà cũng đồng ý.

Ba ngày, mọi người niệm Phật suốt ba ngày là ông ta vãng sanh. Khi vãng sanh tướng tốt hiện ra thật là hy hữu. Đức Phật đến tiếp dẫn ông ta đi. Thật như trong Kinh Di Đà nói: “Nhược nhất nhật, nhược nhị nhật, nhược tam nhật”. Chúng tôi nghe nói vô cùng hoan hỷ. Trong quá khứ nếu không có thiện căn phước đức sâu dày, làm sao có thể nghe liền tin tưởng. Quý vị làm được như vậy không? Điều này người thường làm không được. Chúng ta thường nói tịnh nghiệp tam phước. Tam học, giới định tuệ tam học, lục độ, thập nguyện. Tôi tin rằng trong quá khứ những điều này ông ta đều đã học, mà còn học rất tốt. Lấy cơ sở này, nhân duyên vừa xuất hiện_nhân duyên đến. Nó liền khởi tác dụng nên được vãng sanh.

/ 600