547

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 325

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên Tập: Bình Minh

Thời gian: 15.03.2011

Địa điểm: Tịnh Tông Học Viện Úc Châu

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin mời ngồi xuống. Mời quý vị xem “Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải”, hàng thứ năm, trang 383.

“Hựu Vãng Sanh Luận vị Cực Lạc tam chủng trang nghiêm nhập nhất pháp cú. Nhất pháp cú giả, vị thanh tịnh cú. Thanh tịnh cú giả, vị chân thật trí tuệ vô vi pháp thân cố”. Ở sau có chú giải của Đàm Loan Pháp Sư. “Đàm Loan đại sư chú viết, thử tam cú triển chuyển tương nhập. Y hà nghĩa danh chi vi pháp, dĩ thanh tịnh cố. Y hà nghĩa danh vi thanh tịnh, dĩ chân thật trí tuệ vô vi pháp thân cố. Chân thật trí tuệ giả, thật tướng trí tuệ dã, Thật tướng vô tướng cố, chân trí vô tri dã”. Chúng ta xem đến đây trước đã.

Hoàng Niệm Tổ chú giải đại kinh, dân chứng câu này trong Vãng Sanh Luận, dẫn chứng rất nhiều. Ở trước chúng ta đã thấy, nhưng ở sau vẫn nhìn thấy. Từ đó mà biết, mấy câu này vô cùng quan trọng. “Nhất pháp cú” trước là nói pháp. “Y hà nghĩa danh chi vi pháp”. Pháp có nghĩa là gì? Pháp tượng trưng cho điều gì? Dĩ thanh tịnh cố. Pháp chính là thanh tịnh. Vậy thanh tịnh nghĩa là gì? Chúng ta từng câu từng câu như vậy mà xem. “Y hà nghĩa danh vi thanh tịnh, dĩ chân thật trí tuệ vô vi pháp thân cố”. Vì sao nói hai câu này là thanh tịnh? Trí tuệ chân thật là thật tướng trí tuệ. Cũng chính là nói, chúng ta thật sự thấy chân tướng vũ trụ vạn pháp. Chân tướng là gì? Chân tướng là vô tướng.

Trong kinh điển đại thừa, Đức Thế Tôn thường nói: “Đương lễ tức không, liễu bất khả đắc”. Đây là chân tướng, ai biết được điều này? Người buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Họ biết, họ nhìn thấy. Phàm cái gì có tướng đều là hư vọng. Tướng này bây giờ chúng ta cũng hiểu được vài phần. Trong tướng này báo gồm ba loại hiện tượng. Chúng ta từ chỗ ban đầu rõ ràng nhất để nói là vật chất hiện tượng. Sâu hơn một tầng là hiện tượng tinh thần. Sâu hơn một tầng nữa là hiện tượng tự nhiên. Ba loại hiện tượng này đều là hư vọng. Đức Phật đã nói như vậy, không ngờ ngày nay các nhà khoa học cũng nói như vậy. Người bây giờ tin tưởng khao học. Các nhà khoa học nói, tất cả các hiện tượng đều là hiện tượng dao động. Nên giới khoa học nói toàn thể vũ trụ là dao động, giống như đàn vậy, sợi dây chấn động. Âm thanh từ chỗ này phát ra, nên âm thanh cũng không phải là thật. Sắc thanh hương vị xúc pháp toàn là giả, thọ tưởng hành thức cũng là giả. Tất cả đều là huyễn tướng do chấn động sanh ra.

Phàm phu không thấu triệt được thực tế chân tướng nên ngộ nhận cho là thật, lấy giả cho là thật. Ở trong huyễn tướng đó sanh khởi phiền não. Phiền não này là gì? Muốn khống chế nó, nuốn chiếm hữu nó, muốn tiêu diệt nó, hoặc là muốn vĩnh viễn chiếm cứ cho riêng mình. Phiền não đã sanh ra nhiều vọng tưởng như vậy. Những vọng tưởng này trong kinh Phật gọi là tạo nghiệp. Vọng tưởng càng nhiều thì tạo nghiệp sẽ càng nhiều. Ý niệm khống chế chiếm hữu càng nặng, thì nghiệp tạo cũng càng nặng hơn. Vì thế chư Phật Bồ Tát đều buông bỏ tất cả, đạo lý là ở đây.

Chư phật Bồ Tát chứng được trí tuệ chân thật, chứng được pháp thân vô vi. Trí tuệ chân thật là gì? Chúng ta xem ở đây nói “thật tướng vô tướng, chân trí vô tri”. Như vậy chúng ta mới hiểu rõ. Thật tướng trí tuệ rời tất cả tướng, đến trí tuệ cũng không chấp trước. Chẳng những không chấp trước, cũng không có phân biệt. Trong kinh Bát Nhã nói Bát Nhã vô trí, trí tuệ chân thật là vô tri. Chứng được vô tri, vô tri gọi là căn bản trí. Khi nó khởi tác dụng thì không gì chẳng biết, thật tướng vô tướng không có gì là chẳng phải tướng. Tức là nó có thể hiện tất cả tướng, biến pháp giới hư không giới. Tất cả các hiện tượng đều do nó hiện ra. Vì sao nó có thể hiện? Vì nó vô tướng. Có tướng thì không hiện được. Chúng ta bây giờ không thể hiện. Nguyên nhân ở đâu? Do chúng ta chấp trước có tướng.

Chấp trước này làm cho trí tuệ đức năng trong tự tánh chúng ta bị mê hoặc. Nhưng không phải thật sự mất, mà do mê nên nó không khởi tác dụng, cho nên cũng giống như không có. Hay nói cách khác, nếu chúng ta có thể buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì thật tướng trí tuệ sẽ hiện tiền. Trí tuệ thật tướng hiện tiền chính là trong Phật giáo đại thừa thường nói, đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật. Như vậy thì chúc mừng quý vị, quý vị đã thành Phật. Chúng ta vốn là Phật, bây giờ lại thành Phật. Trong Vãng Sanh Luận thì câu này hiện rõ tính chất quan trọng, đầy tinh tuý của Phật pháp đại thừa.