/ 600
529

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 311

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên Tập: Minh Tâm

Thời gian: 02.03.2011

Địa điểm: Tịnh Tông Học Viện _Úc Châu


Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem “Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải”. Trang 364, hàng thứ hai ở dưới lên.

“Oai đức giả, khả kính uý viết oai, khả tôn ái danh đức”. Đoạn nhỏ này là giải thích về oai đức rộng lớn. “Pháp Hoa Gia Tường Sớ viết, uy tắc vi oai, ái tắc vi đức, hựu chiết phục vi oai, nhiếp thọ vi đức”. Đây là ý nghĩa của hai chữ oai đức, không khó hiểu lắm. Đối với những người có đạo đức, có học vấn. Mọi người nhìn thấy họ, rất yêu mến họ, nhưng cũng rất sợ họ. Oai đức chính là ý này.

Giống như Khổng Phu Tử, học sinh tán thán ông ta. Ông đủ năm đức: ôn, lương, cung, kiệm, nhường. Học sinh đối với thầy chẳng ai không kính mến, cũng chẳng ai không sợ. Kính phục sợ hãi tôn kính yêu thương đều đủ cả. Những điều này lúc chúng tôi ở còn nhỏ tuổi, ở tuổi thiếu niên. Đối với người lớn, đặc biệt là đối với các bậc trưởng thượng ở thôn quê. Giống như trong kinh nói vậy. Thời đó người lớn tuổi khoảng năm sáu mươi tuổi đã thuộc hàng lớn tuổi, thuộc bậc trưởng thượng rồi. Đã từng có sự nghiệp, hoặc làm qua quan lớn, gia đình có của cải. Thông thường gọi là hào môn quý tộc. Họ ở nơi nào, thì nơi đó chẳng ai không kính sợ. Hữu hình vô hình cảm hoá một phương. Đầy đủ đức hạnh, nhất định là lấy nhân nghĩa đạo đức luân thường giáo hoá chúng sanh ở phương đó. Chúng sanh ở phương đó đều được lợi ích của họ. Oai đức của Phật Di Đà thật không thể nghĩ bàn. Tại sao? Bởi mười phương chư Phật Như Lai đều tôn trọng ngài, đều xưng tán ngài. Như Đức Thế Tôn nói: “Quang trung cực tôn, Phật trung chi vương”. Đức Phật Thích Ca khen ngợi, tượng trưng cho tất cả chư Phật đều tán thán. Như vậy thì mười phương Bồ Tát, mười phương Thanh văn, mười phương đại chúng trời người có ai không kính sợ, có ai không thương yêu? Chắc chắn là có rồi!

“Quảng đại Thám Huyền Ký vân, đại dĩ bao dung vi nghĩa, quảng tắc thể cực dụng châu”. Hàm nghĩa của hai chữ quảng đại. Quảng là thể cực “bổn thể cực viên”, hoặc là nói viên cực đều được. Nó khởi tác dụng thì “diệu dụng chu biến”, chu biến pháp giới. Ở mọi nơi mọi lúc, nó tồn tại vĩnh hằng, và luôn luôn khởi tác dụng. Nó dụng ở chỗ nào? Chúng ta đầy đủ lục căn là nó khởi dụng. Lục căn tiếp xúc lục trần bên ngoài cũng là nó khởi dụng. Diệu dụng chu biến pháp giới. Mười pháp giới y chánh trang nghiêm đều là diệu dụng của nó. Thật là “tuỳ chúng sanh tâm, ứng sở tri lượng”. Tâm chúng sanh thiện thì hiện ra cảnh giới thiện. Tâm ác thì hiện ra ba đường ác. Tâm thanh tịnh hiện ra cõi thanh tịnh. Tâm nhiễm ô thì hiện cõi uế trược. Đây là diệu dụng của bản thể. Bản thể chính là tự tánh. Nó có thể hiện tất cả pháp, có thể sanh ra vạn pháp. Vạn ở đây không phải là chữ số, mà là ví dụ. Vô lượng vô biên vô số vô tận là diệu dụng của nó. Từ diệu dụng lãnh hội được viên cực là viên mãn đến cực điểm.

Khi một niệm bất sanh, đây là nói không khởi tâm, không động niệm. Đến tập khí khởi tâm động niệm cũng không có. Lúc này là thường tịch quang, chính là bản thể cực viên. Đây là thường tịch quang. Thường tịch quang là sống, thuật ngữ của người hiện nay gọi là có cơ thể. Nó không phải là chết, chết thì sẽ không khởi tác dụng, nên nó là sống. Cái gì cũng không có, nhưng cái gì cũng có thể hiện, chính là diệu dụng chu biến. Khi hiện không có khởi tâm động niệm, đến cả tập khí khởi tâm động niệm cũng không có. Thật là tuyệt diệu!

Đức Phật dạy chúng ta: “tuỳ duyên diệu dụng”. Diệu dụng là tự tánh khởi dụng. Chúng sanh trong mười pháp giới, trên từ chư Phật, dưới đến địa ngục vô gián. Những chúng sanh này tất cả đều đang tuỳ duyên. Nhưng họ khởi tác dụng không tương ưng với tánh đức, mà tương ưng với phiền não trong A lại da. Phiền não là tình, là dục. Tình là nói về thất tình, dục là nói về ngũ dục. Họ tương ưng với thất tình ngũ dục. Do đó vốn không có nhiễm nhưng lại biến thành có cảnh nhiễm. Vốn không có thiện ác lại biến thành có thiện ác. Vốn không có khổ vui lại biến thành có khổ vui. Tuỳ theo A lại da mà có những thứ này. Tuỳ thuận tự tánh thì không có. Chư Phật Như Lai và pháp thân Bồ Tát ứng hoá trong mười pháp giới, đều tuỳ duyên diệu dụng. Hằng thuận chúng sanh nhưng không nhiễm bụi trần, đây gọi là diệu dụng.

/ 600