/ 600
560

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 310

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên tập: Bình Minh

Thời gian: 01.03.2011

Địa điểm: Tịnh Tông Học Viện _Úc Châu


Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin mời ngồi xuống. Mời quý vị xem “Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải”, trang 363 hàng cuối cùng, bắt đầu xem từ câu thứ hai.

“Thượng Pháp Hoa vân, thành tựu tứ pháp, đương đắc Pháp Hoa kinh. Kim tắc Pháp Tạng đại sĩ, sở phát nhất thiết thệ nguyện tất giai viên mãn thành tựu. Cố đắc như thật an trú cụ túc trang nghiêm, oai đức quảng đại, thanh tịnh Phật độ”.

Bốn pháp trong Kinh Pháp Hoa là từ quả mà nói đến nhân. Ví dụ này trong Phật pháp, trong truyền thống xưa đều thường thấy. Bắt đầu từ quả trước, sau đó mới nói đến nhân. Chúng ta xem ngược lai, nên học như thế nào mới được chư Phật hộ niệm? Thứ nhất điều trước tiên là phát tâm cứu tất cả chúng sanh. Nếu không phát nguyện này thì trái với tâm nguyện của chư Phật Bồ Tát. Dù các ngài muốn gia trì cũng không gia trì được.

Câu này chính là câu thứ trong tứ hoằng thệ nguyện. “Chúng sanh vô biên thề nguyện độ”. Trước tiên cần phải phát tâm nguyện này. Bồ Tát tu hành trong vô lượng kiếp, luôn duy trì tinh thần không thối chuyển. Dựa vào điều gì? Chính là dựa vào nguyện lực, tu lục ba la mật. Đặc biệt là bố thí, nhẫn nhục. Sau khi phát nguyện cần phải đoạn phiền não, phiền não vô tận thề nguyện đoạn. Ở đây phải nhập chánh định tu, chính là đoạn phiền não. Căn bản phiền não là gì? Dục vọng quá nhiều, là căn bản phiền não. Đem dục vọng giảm đến tối đa, thâm nhập một môn huân tu lâu dài, buông bỏ tất cả. Buông bỏ tất cả pháp trong thế xuất thế gian, như vậy tâm sẽ định. Nếu tâm định thì nghiệp chướng tiêu trừ, chính là đạo lý này.

Sau khi nghiệp chướng tiêu trừ thì phải trồng các công đức. Nghiệp chướng chưa tiêu trừ thì không tích luỹ được công đức. Như vậy thì “pháp môn vô lượng thề nguyện học” trong tứ hoằng thề nguyện, thực sự là có thứ lớp. Vì sao học pháp môn? Vì phổ độ chúng sanh. Trên thực tế nhập chánh định tụ. Trong kinh Bát Nhã nói là căn bản trí. Trồng các công đức chính là bồi đắp hậu đắc trí, “vô sở bất tri”. Như thế mới có thể ứng đối với nhiều loại căn cơ khác nhau, phổ độ chúng sanh. Như vậy sẽ được chư Phật hộ niệm. Nên thật sự được chư Phật hộ niệm. Không có tâm cứu độ tất cả chúng sanh, nghĩa là tâm đại từ đại bi, như vậy sẽ không tương ưng với Chư Phật. Tâm nguyện duy nhất của Chư Phật chính là tất cả đều thành Phật. Quý vị nghĩ xem đây không phải là tâm đại từ bi sao! Nên có thể đạt được nhất thừa đại pháp, là pháp thành Phật trong một đời. Được kinh Vô Lượng Thọ lại càng thù thắng, thù thắng không gì sánh bằng.

Đức Phật A Di Đà thị hiện làm gương cho chúng ta. “Kim tắc” chính là hiện tại, hiện tại Pháp Tạng đại sĩ phát tất cả thệ nguyện. Đây chính là phẩm thứ sáu, chúng ta đã học qua 48 nguyện. 48 nguyện, mỗi nguyện đều viên mãn “tất giai viên mãn thành tựu”. Cho nên được, bên dưới quả báo liền hiện tiền. Đạt được “như thật an trú”. Ở đây quan trọng nhất là thật, chân thật không phải giả. Nhất định không như mười pháp giới, lục đạo, nó không thực tại. Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Lục đạo, mười pháp giới làm gì có an trú? Đều là trú tạm thời. Chúng ta thường nói, chỗ ở không cố định lưu lạc khắp nơi. Con người ở trong lục đạo, không phải lưu lạc khắp nơi đó sao?

Ở trong tứ thánh pháp giới tốt hơn một chút, nhưng vẫn không gọi là an ổn, không được. Cõi thật báo trang nghiêm mới gọi là an trú, đây mới gọi là an ổn. Vì sao? Vì thế giới này vĩnh hằng bất biến. Chú giải bên dưới giới thiệu cho chúng ta rất tường tận. Đầy đủ trang nghiêm, hoàn toàn là tánh đức. Tánh đức tự nhiên hiển lộ. Chánh báo đầy đủ trang nghiêm. Y báo là cõi Phật thanh tịnh, là thế giới Cực Lạc. Bên dưới nói rất rõ ràng tỷ mỷ.

“Như thật an trú”, trước là nói về “thật”. Chân thật, cũng tức là thật tướng. Chân như và pháp thân. “Như thật an trú, tức như thật nhi an trú ư thử chân thật chi tế”. Trong kinh Vô Lượng Thọ nói ba loại chân thật. An trú trong tự tánh. Thật tướng chính là chân tướng. Pháp thế gian: mười pháp giới đều gọi là pháp thế gian. Tất cả hiện tượng trong mười pháp giới, đều không chân thật. Đối với chân thật đạo Phật có định nghĩa. Chân thật là gì? Tiêu chuẩn của chân thật là gì? Trong đại thừa giáo nói là vĩnh hằng bất biến. Đó gọi là chân thật. Phàm những gì có biến hoá đều không phải là chân thật.

/ 600