/ 600
480

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 294

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên tập: Minh Tâm

Thời gian: 21.02.2011

Địa điểm: Tịnh Tông Học Viện_Úc Châu


Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 350, hàng thứ tư, xem từ kinh văn.

“Trang nghiêm chúng hạnh, quỷ phạm cụ túc, quán pháp như huyễn, tam muội thường tịch. Thiện hộ khẩu nghiệp, bất cơ tha quá. Thiện hộ thân nghiệp, bất thất luật nghi. Thiện hộ ý nghiệp, thanh tịnh vô nhiễm”. Đoạn này là lợi hành. Trước tiên nói về “quỷ phạm cụ túc”. Kinh văn chỉ có hai câu, ý nghĩa sâu sắc. “Trang nghiêm chúng hạnh”. Trong chú giải “Tịnh Ảnh Sớ nói: chương hành thành tựu”. Chương nghĩa là biểu hiện, biểu chương. “Trang nghiêm tức là phước tuệ trang nghiêm”.

Chúng ta nói câu này trước. Hành là hành vi, khởi tâm động niệm là hành vi của ý nghiệp, tức ý niệm đang tạo nghiệp, ý niệm tạo nghiệp là khởi tâm động niệm. Ngôn ngữ là hành vi của khẩu nghiệp, ngôn ngữ cũng đang tạo nghiệp, mà tạo nghiệp nhiều nhất, dễ nhất là ngôn ngữ.

Khổng phu tử dạy học, bốn khoa mục của ông, thứ nhất là đức hạnh, thứ hai chính là ngôn ngữ. Cho thấy, Phu tử rất xem nặng ngôn ngữ. Cổ nhân có câu nói rằng: “bệnh tùng khẩu nhập”. Rất nhiều độc bệnh đều do ăn uống mà ra. “Họa tùng khẩu xuất”. Chúng ta nói chuyện không cẩn thận đắc tội với người, bản thân là vô tâm nhưng người nghe có ý, họ ghi hận trong lòng chờ cơ hội trả thù. Đây là vấn đề rất đau đớn, cổ kim trong ngoài đều có, trong lịch sử ghi chép rất nhiều. Vì thế không thể không cẩn thận ngôn ngữ, không thể không chú ý.

Chúng ta thấy người có đức hạnh, có học vấn, có thành tựu lớn. Họ ít ngôn ngữ, tâm địa thanh tịnh, đây là công phu hàm dưỡng. Cổ nhân có câu nói rằng: “Ngôn đa tất thất”. Ngôn ngữ nhiều dễ có sai lầm. Trong sai lầm có rất nhiều ngôn luận không thích đáng, không nên biểu đạt, gây ra tai họa.

Mục thứ tư của Phu tử, hai loại trước đều thuộc về đức hạnh. Thứ ba là chính sự, chính sự nói như hiện nay là kỹ thuật mưu sinh, tương lai mình phải dựa vào sự nghiệp này để sống, đây gọi là chính sự. Thứ tư là văn học, nghệ thuật. Quý vị có đức hạnh, cuộc sống vật chất ổn định, như vậy mới có thể bàn luận đến văn nghệ, cuộc sống tinh thần. Rất đơn giản là bốn khoa này, bốn câu này là trong cuộc sống cần phải học tập.

“Trang nghiêm chúng hạnh, đầy đủ quỷ phạm” là đức hạnh. Bốn câu ở trước: “Quán pháp như hóa, tam muội thường tịch”, đây là lý, hai câu trước là sự. Ba câu ở sau, “thiện hộ ba nghiệp”, đầu tiên là nhắc đến khẩu. Thông thường trong kinh điển đại thừa, chúng ta nhìn thấy thân khẩu ý, thân đặt lên đầu tiên. Kinh Vô Lượng Thọ đặt khẩu nghiệp lên đầu, dụng ý này rất sâu sắc! Nó được sắp xếp không giống nhau.

Trang nghiêm chúng hạnh, trong Tịnh Ảnh Sớ chính là đại sư tiểu Huệ Viễn, chú giải của ngài rất đơn giản, nhưng rất hay. “Chương hành thành tựu”, chương nghĩa là biểu, biểu hành thành tựu.

“Trang nghiêm là phước trí nhị nghiêm”. Trong kinh điển đại thừa nói về trang nghiêm, đều là chỉ phước tuệ. Có phước có tuệ, hai loại trang nghiêm. Ý nghĩa của chữ trang nghiêm này, người thời hiện đại gọi là chân thiện mỹ. Tuệ thì sao? Phải thêm trí tuệ vào, chân thiện mỹ tuệ, đây là trang nghiêm. “Chúng hạnh” là hành vi cuộc sống của chúng ta, bao gồm tư tưởng, kiến giải, ngôn ngữ, tạo tác. Tư tưởng kiến giải là hành vi của tâm, ngôn ngữ tạo tác là hành vi của thân, khẩu cũng thuộc về thân. Tam nghiệp khởi động, ý niệm khởi động, ngôn ngữ tạo tác khởi động. Tư tưởng, kiến giải, ngôn ngữ, tạo tác này, có đem lại hạnh phúc cho chúng sanh chăng? Phải chăng là lợi ích tất cả chúng sanh? Đây là phước. Không đem lại lợi ích cho chúng sanh, chỉ có lợi ích cho bản thân, đây không phải phước, mà là họa. Họa phước phải phân biệt rõ ràng. Tự lợi mà không lợi tha, dễ mang lại tai họa. Tạo ra vô số điều bất thiện, nhưng bây giờ phước báo còn rất lớn, rất hưởng thụ. Thái Thượng Cảm Ứng Thiên nói rất hay, hiện tượng này là nguyên nhân gì? Là phước báo lớn tu được trong đời quá khứ, những phước báo lớn này đang che chở, che chở hộ trì họ. Tuy tạo ác nghiệp, nó vẫn chưa thuần thục, phước báo của họ chưa hưởng hết. Đợi khi họ hưởng hết phước báo, quả báo bất thiện đều hiện ra.

/ 600