/ 600
622

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

淨土大經解演義

Tập 293

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Vạn Chơn

Biên tập: Bình Minh

Thời gian: 20.02.2011

Địa điểm: Tịnh Tông Học Viện_Úc Châu


Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quí vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 349, hàng thứ 3, bắt đầu xem từ câu cuối.

“Cung kính tam bảo, khâm ngưỡng kỳ đức dã”. Không thể nói hết đức của Tam bảo. Sáu ý nghĩa trong Bảo Tánh Luận, đã vì chúng ta hiển thị ra. Phụng là tôn sùng phụng dưỡng. Sự là phục dịch. Phụng sự là cung kính, dưỡng dục, hầu hạ. Điều này ở thời xưa không chỉ là nói suông, mà thực sự đều thực hiện được, Phật pháp đối với thầy giáo thì càng tôn trọng hơn. Chư vị xem Lễ Ký của pháp thế gian, xem những ghi chép bên trong của Luận Ngữ, quí vị sẽ hiểu rõ được. Thời xưa, thầy trò giống như cha với con.

Giáo dục. Chúng tôi trong lúc giảng dạy, cũng đã từng báo cáo với chư vị, thời đại của Nghiêu Thuấn, bốn ngàn năm trăm năm trước, đời sống của nhân dân, đời sống vật chất đều không có vấn đề gì, chính trị thanh minh. Trong sách cổ Trung quốc nói: thời tam hoàng lấy đạo trị quốc. Ngũ đế là lấy đức trị quốc. Đến thời tam vương, tam vương là Hạ Thương Chu, lấy nhân trị quốc. Xuân thu chiến quốc nói nghĩa khí, lấy nghĩa trị quốc. Nhà Tần thống nhất Trung quốc, 15 năm sau mất nước, nhà Hán giành được thiên hạ. Từ nhà Hán đến thời nhà Thanh là lấy lễ trị quốc. Đây là những gì của người xưa nói về đạo đức nhân nghĩa lễ. Lễ nếu như không có, thì thiên hạ sẽ đại loạn. Ngày nay chúng ta nhìn thấy rồi, lễ không còn. Bất kể là dùng phương pháp gì, cũng không trị được quốc gia, xã hội vĩnh viễn không có thể phục hồi hòa bình an định. Nếu như muốn hòa bình an định, vẫn phải tìm lại được lễ. Tìm lại như lúc trước thì quá cao, tìm không được. Tìm lại được lễ chắn chắn có hiệu quả, cũng có thể trị được cả thiên hạ.

Cổ thánh tiên vương của chúng ta, dùng Phật pháp mà nói, thì tâm của họ thanh tịnh, không có dục vọng. Thật sự không tranh không cầu, luôn nghĩ về phước lành của nhân dân, họ không nghĩ đến bản thân, mà nghĩ cho nhân dân. Nhân dân đủ ăn đủ mặc, đời sống vật chất đầy đủ. Nếu như không có giáo dục, con người và cầm thú sẽ không khác gì nhau. Cho nên vua Nghiêu, chính thức thiết lập trong chính phủ một quan viên quản lý giáo dục. Người này trong Thượng Thư có viết, trong Sử Ký cũng có viết, tên gọi là khế, lấy khế làm tư đồ. Tư đồ chính là quản lý giáo dục, đồ là học sinh, việc dạy học do người này quản lý. Đồng thời đem chức vị này đặt phía dưới trủng tể, trủng tể là tể tướng, giống như ngày nay là thủ tướng. Bộ môn giáo dục này đặt dưới thủ tướng một bậc. Sau này gọi là sáu bộ, bộ giáo dục đặt ở số một. Thủ tướng nếu bận việc không thể giám soát, nghĩa là khi ông không thể xử lý công vụ, thì sẽ có bộ trưởng bộ giáo dục thay thế xử lý. Cho nên chúng ta hiểu được, chính trị của thời xưa, tất cả đều là vì phục vụ giáo dục, đem giáo dục đặt ở vị trí số một. Cho nên cai trị được xã hội quốc thái dân an, nhân dân thật sự hạnh phúc mỹ mãn.

Xã hội ngày nay thì hoàn toàn trái ngược, giáo dục đặt ở sau cùng. Đồng thời nội dung giáo dục hoàn toàn bị biến chất, đem kinh tế đặt lên hàng đầu, vấn đề này Mạnh tử rất phản đối. Mạnh tử cách chúng ta hai ngàn năm trăm năm, Mạnh tử nói với Lương Huệ Vương: “lợi thị nhân chi tất tranh”. Nếu như con người tranh đấu qua lại, xã hội này còn chấp nhận được sao? Cho nên ông nói: “thượng hạ giao chinh lợi, kỳ quốc nguy hỉ”.

Ngày nay nguyên cả thế giới, quí vị xem có quốc gia nào trên thế giới, là không đem kinh tế đặt lên hàng đầu, có người nào không tranh lợi? Hiện nay là cổ vũ mọi người tranh lợi, cái này không cần phải cổ vũ, cũng đã toàn tâm toàn lực tranh giành rồi, cổ vũ nữa thì chịu sao thấu? Giáo dục trong trường học, từ trường nầm non đã dạy cạnh tranh, xã hội làm sao có thể không loạn? Tại nạn làm sao có thể không khởi lên?

/ 600