/ 600
546

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 291

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Vạn Chơn

Biên tập: Minh Tâm

Thời gian: 19.02.2011

Địa điểm: Tịnh Tông Học Viện_Úc Châu


Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quí vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 348, bắt đầu xem từ hàng thứ 5.

Kinh Thắng Thiên Vương Bát Nhã nói: “Bồ Tát hành Bát Nhã Ba La Mật, như thị tùy thuận Phật thanh tịnh giáo, thị chư chúng sanh, diện môn tiên tiếu, tăng vô tần túc, sở dĩ nhiên giả, tâm ly uế trược, chư căn thanh tịnh, bất nhiễm ly cấu, tâm bất sân nhuế, nội vô hận kết”.

Đoạn kinh văn này nói: “thường hoài từ nhẫn”, giải thích câu này, nói rất rõ ràng. Bồ Tát hành Bát Nhã Ba La Mật, “Hành” tức là hành vi sinh hoạt thường ngày, trong sinh hoạt hằng ngày, chính là Bát Nhã Ba La Mật. Thực hành Bát Nhã Ba La Mật trong đời sống, thực hành trong công việc, thực hành trong cách xử sự đối nhân tiếp vật. Giống như đoạn kinh này đã nói. “Như thị tùy thuận Phật thanh tịnh giáo”, là y theo lời dạy của Phật, chỉnh sửa chúng ta, rất nhiều những tư tưởng hành vi, trái với tánh đức. Tùy thuận cũng có nghĩa là hằng thuận, thuận theo lời dạy thanh tịnh của Phật, hoàn toàn tương ứng với tự tánh.

“Thị chư chúng sanh, diện môn tiên tiếu”. Trong nhà Phật chúng ta, Bồ Tát Di Lặc thị hiện hình tướng này. Người Trung Quốc, tạo tượng của Bồ Tát Di Lặc, là dựa theo Bố đại hòa thượng, thật sự có vị Bố đại hòa thượng này. Trong Cao Tăng truyện có truyện ký, có ghi chép về ông. Ông sanh vào thời đại Tống Cao Tông, cùng thời đại với Nhạc Phi, cũng chính là năm đầu thời Nam Tống. Ông xuất hiện tại chùa Tuyết Đậu, Phụng Hóa, Chiết Giang. Ngày nay người đời tạo tượng Bồ Tát Di Lặc, có lẽ hơi khuếch trương một chút, nhưng chúng ta đều hiểu được, Bồ Tát Di Lặc mập mập, hiện ra nét hoan hỷ, gặp bất kỳ ai, đều tươi cười rạng rỡ. Sau này, chùa chiền ở Trung Quốc, tạc tượng Bồ Tát Di Lặc, đều tạo tượng của ông. Đó là vì lúc ông vãng sanh, rất tự tại, rất tiêu dao, nói với mọi người, Ông muốn đi rồi, ông là Bồ Tát Di Lặc tái sanh. Sau khi nói xong, ông thật sự ra đi. Điều này trong nhà Phật, khẳng định ông chính là Bồ Tát Di Lặc tái sanh.

Chư Phật Bồ Tát ứng hóa đến thế gian này, tuyệt đối không bộc lộ thân phận, nếu như thân phận bộc lộ mọi người đều biết, họ nhất định đi liền, đó là sự thật, không phải giả dối. Bộc lộ thân phận rồi, mà vẫn còn ở lại thế gian này, đó chính là gạt người, chắc chắn là giả dối, không phải thật. Đây là một quy củ bất thành văn trong nhà Phật. Người khác đem thân phận của quí vị tiết lộ rồi, quí vị cũng nên ra đi, nếu không đi, đó là không phải thật. Người khác đem thân phận của quí vị tiết lộ, quí vị thật sự ra đi, đây là thật, không phải là giả dối.

Đại sư Vĩnh Minh Diên Thọ, thân phận là do người khác tiết lộ. Ngày đó quốc vương muốn tu phước, tu phước nên lập ra đại hội trai tăng, thiên tăng, cúng dường người xuất gia ăn cơm, hơn một ngàn người, những người xuất gia ở vùng lân cận, tất cả đều đến dự, đến nhận cúng dường. Những loại hoạt động này, thông thường đều là do quốc vương đại thần, họ đứng ra làm để cầu phước. Biết đâu lần trai trăng này, có Phật Bồ Tát đến nhận cúng dường, phước báo sẽ rất lớn. Lúc trai tăng, đương nhiên ghế ngồi sẽ có ghế đầu, các vị cao tăng đại đức đều khiêm nhường qua lại, tôi nhường bạn, bạn nhường tôi, đều không muốn ngồi vào ghế đầu. Trong lúc đó có một vị hòa thượng, không có ai quen biết đi vào, nhìn thấy mọi người đều nhường qua nhường lại, ông liền đi đến ngồi xuống chính giữa. Tất nhiên trong lòng quốc vương rất không thoải mái, vì bậc cao tăng mà ông tôn kính nhất, không ngồi ở ghế số một, một người bên ngoài đến lại ngồi lên đó như vậy. Người xuất gia, đương nhiên cũng không dễ nói, thôi đành bỏ qua. Sau khi ghế đầu ngồi rồi, mọi người liền chia ra ngồi xuống. Trai tăng xong, quốc vương bèn hỏi, dò hỏi xem ngồi ở ghế trên, là hòa thượng từ nơi nào đến? Không ai biết cả. Đến thỉnh giáo lão hòa thượng Vĩnh Minh, đại sư Vĩnh Minh Diên Thọ nói: Hôm nay có thánh nhân đến, chúc mừng quốc vương. Là người nào? Cổ Phật Nhiên Đăng. Là ai? Là vị hòa thượng ngồi trên ghế đầu. Tai rất to, mọi người không biết gọi ông là gì, bèn gọi ông là hòa thượng tai to, chính là ngài.

/ 600