/ 600
650

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 285

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Liên Hải

Biên tập: Minh Tâm

Thời gian: 16.02.2011

Địa điểm: Tịnh Tông Học Viện – Úc Châu

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 343, hàng thứ bảy từ dưới đếm lên, bắt đầu xem từ câu thứ hai, hàng thứ bảy từ dưới đếm lên.

Như Giáo Hành Tín Chứng Lục vân: “đức bổn giả, Như Lai đức hiệu. Thử đức hiệu giả nhất thanh xưng niệm, chí đức thành mãn, chúng họa giai chuyển. Thập phương tam thế đức hiệu chi bổn, cố viết đức bổn dã”.

Ở đây giải thích, ý nghĩa rất sâu. Như Lai đức hiệu. Như Lai, thông thường trong kinh giáo Đại thừa đều là xưng bổn tánh, tự tánh. Đây là từ tánh mà nói. Từ tướng mà nói đều xưng là Phật. Cho nên chúng ta nhìn thấy dùng chữ Phật là từ tướng mà nói. Xưng Như Lai là từ tánh mà nói. Tướng không giống nhau, không tương đồng, nhưng tánh toàn là tương đồng. Tất cả chúng sanh và Phật là bình đẳng, trong tự tánh vốn đầy đủ trí tuệ đức tướng. Tuy đầy đủ nếu như không có duyên nó không khởi tác dụng. Có duyên nó liền hiện tướng, có thể hiện tất cả tướng, nên nói là năng sanh vạn pháp. Điều này trong Phật pháp thường xưng là ẩn hiện. Có duyên thì hiện tướng, không có duyên thì không hiện. Không hiện chẳng thể nói nó không có, hiện tướng không thể nói nó có. Ý nghĩa này rất sâu sắc. Hiện tướng không thể nói nó là có, bây giờ chúng ta đã hiểu rõ rồi. Tướng là huyễn tướng, tướng đích thực bất khả đắc. Không phải nói là hiện tượng bên ngoài chúng ta không đạt được, thân tướng này của chúng ta cũng bất khả đắc, nó sát na sanh diệt. Sát na là thời gian cực ngắn, ngắn đến mức độ nào chúng ta cũng không thể nào tưởng tượng được. Bồ Tát Di Lặc nói một khảy móng tay 32 ức trăm ngàn niệm. Niệm này chính là duyên, ý niệm đây là duyên, nó vô cùng vô cùng ngắn ngủi, một khảy móng tay thời gian này rất ngắn, một khảy móng tay, theo cách tính của chúng ta là 320 triệu, một khảy móng tay có 320 triệu ý niệm. “Niệm niệm thành hình”, hình là hiện tượng vật chất. Cho nên hiện tượng vật chất nó đến như vậy. Quí vị ngay trong một khảy móng tay nhìn thấy một hiện tượng vật chất, vừa nhìn thấy thì nó đã diệt theo rồi, kỳ thực nó sanh diệt đã 320 triệu lần rồi. Quí vị nhìn thấy là tướng liên tục, nếu như từng ý niệm, từng ý niệm một, thì quí vị hoàn toàn không nhìn thấy được. 320 triệu ý niệm tích lũy lại với nhau, tướng liên tục bị quí vị nhìn thấy rồi. Nếu như trong một giây quí vị nhìn thấy được, nhìn thấy những hiện tướng này một giây đồng hồ nó sẽ không còn nữa, giống như chúng ta nhìn điện chớp trong một giây vậy. Kỳ thực trong một giây này nó đã là 1600 triệu, tốc độ nhanh đến như vậy, 1600 triệu hiện tượng sanh diệt, niệm trước sanh, niệm sau diệt, cho nên hiện tượng vật chất bất khả đắc. Hiện tượng tinh thần cũng là nhanh như vậy, đều là rất nhanh.

Cho nên trong Kinh Bát Nhã nói tất cả pháp, tất cả pháp thế xuất thế gian, không nói ngoài pháp xuất thế gian ra, pháp xuất thế gian cũng ở trong đó, vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc. Đây chính là tất cả pháp “không” mà chư Phật thánh nhân đã nói. Đây gọi là chân đế. Tục đế là tất cả pháp “có”. Quí vị nhìn thấy tướng liên tục, có. Quí vị từng tấm từng tấm như xem ảnh gốc của phim ảnh vậy, từng tấm từng tấm thì tướng liên tục này sẽ không tồn tại, đó là “có”. Lúc di động tốc độ nhanh quí vị mới hiểu được loại hiện tượng này là huyễn tướng. Mộng huyễn bào ảnh, quí vị không có được nó, quí vị không thể nào khống chế nó. Nếu như chúng ta biết chân tướng sự thật này, hiện nay được nhà khoa học phát hiện, giới khoa học khẳng định rồi. Thuyết minh cho chúng ta tình hình chân thực của hiện tượng này, hoàn toàn tương đồng với điều trong kinh Phật đã nói. Kinh Phật là đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói ba ngàn năm trước. Giới khoa học cũng là từ năm 1980 trở về sau. Nói cách khác, 30 năm gần đây mới phát hiện, lượng tử lực học. “Không” và “có” đều bất khả đắc. Thực sự lãnh hội được, hiểu rõ được, chúng ta đối với tất cả hiện tượng, ý niệm khống chế không còn nữa. Càng không có ý niệm chiếm hữu, đây gọi là buông bỏ. Trên thực tế Phật muốn chúng ta buông bỏ những gì? Buông bỏ khống chế, buông bỏ chiếm hữu. Vì sao vậy? Quí vị không thể, quí vị làm không được. Có thể khống chế, có thể chiếm hữu, Phật Bồ Tát họ cũng sẽ khống chế, sẽ chiếm hữu. Làm không được! Niệm niệm vô thường, vô niệm là chân thường rồi. Trong vô niệm thứ gì cũng không có, không thể nói nó không có. Trong hữu niệm, niệm niệm đều có, không thể nói là nó có. Khái niệm này ít nhiều gì thì chúng ta có thể lãnh hội được một chút. Đây là chân tướng sự thật, trong kinh Phật gọi là chư pháp thật tướng.

/ 600