Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 283
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chuyển ngữ: Liên Hải
Biên tập: Bình Minh
Thời gian: 15.02.2011
Địa điểm: Tịnh Tông Học Viện – Úc Châu
Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 342, hàng thứ năm từ dưới đếm lên, bắt đầu xem từ đoạn này.
“Y chân đế môn, trực chúng đức bổn”. Đế nghĩa là chân thật bất hư, là đạo lý của thế và xuất thế gian, chắc chắn không hư vọng, gọi là đế. Đây là chú giải đơn giản cho chữ ‘đế’. Đế là chân thật. Thế và xuất thế gian tất cả những sự lý này, nhất định không phải là hư vọng. Trong Phật pháp gọi nó là đế. Nhưng thế và xuất thế gian nhận biết không giống nhau, nhận biết đối với tất cả pháp có thể hoàn toàn không tương đồng. Nhưng đều được mọi người mà khẳng định, đây là chân thật chứ không phải là giả.
“Nhị đế nghĩa”, đây là giải thích nhị đế mà nhà Phật đã nói. “Đế thị thật nghĩa, hữu ư phàm thực”. Đây là nói về cách thấy có và không. Thấy tất cả pháp là có, đây là phàm phu, chính là thế tục, cho rằng đây là chân thật, đây là thực sự có. “Không ư thánh thật”, Phật pháp nói “phàm có hình tướng đều là hư vọng”. Trong Kinh Bát Nhã nói: “nhất thiết pháp vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc”. Lấy điều này làm chân thật, cho nên thế và xuất thế gian đế lý này hoàn toàn không tương đồng, đều là được mọi người công nhận. Nên ‘thị nhị giai thật’, một thứ là thế gian khẳng định nó là thực tại, một thứ là xuất thế gian.
Dưới đây có một giải thích “ý vị” nghĩa nói là: phàm tục lấy có làm thật, Thánh trí lấy không làm thật. Nên có và không đều là thật, nên lập nhị đế. Pháp thuận phàm tục mê tình nói là tục đế, hoặc thế đế. Phật Thích Ca Mâu Ni năm xưa tại thế giảng kinh thuyết pháp cho mọi người 49 năm, Ngài căn cứ đạo lý gì để nói? Chính là nhị đế, căn cứ vào nhị đế để thuyết pháp. Căn cứ thế đế, đó là hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức. Cho nên căn cứ thế đế mà giảng là Tiểu thừa. Tiểu thừa giảng những gì? Giảng luân lý, giảng đạo đức, giảng nhân quả. Phật giáo hóa chúng sanh nguyên tắc chỉ đạo cao nhất chính là tịnh nghiệp tam phước. Ba điều này tổng cộng có 11 câu, đây là nguyên tắc chỉ đạo cao nhất. Điều thứ nhất “hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng”, đây là thế đế, hoàn toàn là theo sự luận sự. Đại căn đại bổn của pháp thế xuất thế gian chính tại chân thành cung kính. Ấn Quang Đại sư thường nói: một phần thành kính quí vị có thể học được một phần lợi ích, hai phần thành kính quí vị liền có thể học được hai phần, mười phần thành kính quí vị liền học được mười phần. Nếu như không có tâm chân thành, không có tâm cung kính, thầy giáo là thánh hiền, thầy giáo là Phật Bồ Tát quí vị cũng không học được gì cả. Đây là thật, không phải giả đâu.
Hiện nay nói học vấn, đích thực là có vấn đề, hiện nay nói tri thức chúng ta có thể nói, thế giới này tri thức rất phát triển, học vấn không nghe nói, học vấn thuộc về trí tuệ. Người thực sự có trí tuệ rất ít, có thể gặp không thể tìm. Trí tuệ chân thật chắc chắn là người trung thực, người chân thành. Đối với người cung kính, đối với bản thân khiêm tốn, nhất định là người như vậy. Trong cuộc sống hằng ngày của họ, những luân lý mà họ biểu hiện ra, người Trung Quốc nói là ngũ luân, họ làm được rồi. Ngũ thường, tứ duy, bát đức tất cả đều thực tiễn vào trong cuộc sống của họ. Hạng người này là người có học vấn, người có trí tuệ, rất ít thấy. Có người nói hiện nay thế giới này là thế giới tri thức bùng nổ, lời này nói rất có lý. Tri thức và trí tuệ không tương đồng, là hai sự việc. Trí tuệ là từ tâm thanh tịnh mà có được. Còn tri thức, điều này trước đây chúng ta nói là tâm hư vọng, không phải là chân thành. Người hiện nay nói là tâm tánh hời hợt. Kỳ thực tâm tánh hời hợt thì thành tựu rất có hạn. Giới khoa học họ cũng chuyên tâm, họ không phải là tâm tánh hời hợt, họ có định công tương đối, không bị cảnh giới bên ngoài làm ảnh hưởng, họ mới có thể có nghiên cứu, có phát minh. Những nghiên cứu phát minh này không phải thuộc về trí tuệ, là thuộc về tri thức, là thuộc về thế gian, không phải thuộc về xuất thế gian. Đây là điều chúng ta không thể không biết.
Thế gian, tùy thuận thế gian, đây gọi là giáo dục phổ thế. Đối với xã hội đại chúng phổ thông, mọi người đều học, người người đều phải tiếp thu. Vì sao vậy? Vì sẽ mang lại hạnh phúc thế gian cho quí vị. Người thế gian chúng ta mong cầu đó là tài sản, thông minh trí tuệ, khỏe mạnh trường thọ, đích thực là có thể mang đến cho quí vị, đem đến cho xã hội an định hòa bình, mang lại phồn vinh hưng thịnh. Điều này trong giáo dục phổ thế, Phật đều hướng dẫn chúng ta như vậy. Ngài dạy học 49 năm, 20 năm đầu thiên nặng về một phương diện này, 29 năm sau, trong 49 năm này, 29 năm sau cùng thiên nặng về giáo dục xuất thế gian, giảng cho quí vị về chân tướng của nhân sanh vũ trụ. Chân tướng của nhân sanh vũ trụ bộ phận này, dùng lời hiện tại nói là triết học cao cấp, khoa học cao cấp, không phải là điều người thông thường có thể hiểu được. Vào thời đại đó, không phải là người thông thường có thể tiếp thu được, thực sự là số cực ít. Hiện tại do vì khoa học tiến bộ rồi, khoa học cận đại phát hiện ra những hiện tượng vật lý, những điều họ nói càng ngày càng tiếp cận với kinh giáo Đại thừa.