392

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 282

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Liên Hải

Biên tập: Bình Minh

Thời gian: 15.02.2011

Địa điểm: Tịnh Tông Học Viện – Úc Châu

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 341, chúng ta bắt đầu đọc từ hàng thứ hai câu thứ hai, đây là một đoạn văn.

Kinh Hoa Nghiêm nói rõ: “Thập địa Bồ Tát, mỗi địa đều không tách rời niệm Phật”. Kinh này Phẩm Đại Giáo Duyên Khởi nói: “quá khứ vị lai hiện tại, Phật Phật tương niệm”. Lại Quán Phật Tam Muội Kinh nói: “lúc đó trong hội liền có mười phương chư đại Bồ Tát, số đó vô lượng, mỗi người nói bổn duyên của mình, đều nhờ niệm Phật mà chứng đắc. Đức Phật lại bảo Ngài A Nan: ông nay khéo thọ trì, chớ để quên mất. Quá khứ, vị lai, hiện tại ba đời chư Phật, đều nói như thị niệm Phật tam muội. Ta và mười phương chư Phật cùng với Hiền kiếp thiên Phật từ sơ phát tâm, đều nhờ lực niệm Phật tam muội mà đắc nhất thiết chủng trí”. Đoạn này đều nói sự thù thắng của pháp môn niệm Phật, vô cùng thù thắng. Chúng ta nên đặc biệt coi trọng, nghiêm túc học tập.

Tiếp theo nói: “thế nên Di Đà cũng như đức Thích Tôn cùng mười phương Như Lai, từ sơ phát tâm, đều nhờ niệm Phật tam muội mà chứng vô thượng bồ đề. Nên chỉ thích nhớ niệm chư Phật vậy”. Trong kinh văn nói “chỉ thích nhớ niệm các thiện căn mà chư Phật quá khứ đã tu trì”, ý nghĩa chính là ở đây vậy. Niệm Lão nêu ra kinh luận nhiều như vậy để chứng minh, củng cố thêm cho chúng ta đối với pháp môn niệm Phật có tín niệm, nguyện hạnh.

Dưới đây nói, thiện căn tu được, chỉ cho công đức mà chư Phật đã tu được. Nhớ niệm ân đức Phật, cảm ân hồi báo, nghĩ muốn được như vậy gọi là nhớ Phật. Cho thấy ức niệm này không phải là suy nghĩ suông, là phải thực hiện, dẫn phát tâm cảm ơn của bản thân. Làm thế nào để báo ơn Phật? Chúng ta nỗ lực tu học, tu đến giống như Phật, bản thân cũng thành Phật rồi. Đây mới là thực sự báo ơn Phật. Nếu như bản thân tu học, chưa đạt đến địa vị Phật này, chúng ta báo ân sẽ không viên mãn. Từ đó cho thấy trong Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương đã nói: “nhớ Phật niệm Phật, hiện tại tương lai nhất định gặp Phật”. Bao hàm nghĩa thú sâu xa vô cùng. “Đây là điều mà chúng ta nên biết, nên phải học tập. Thiện căn của Phật, niệm Phật tối thắng, nay muốn như vậy, nên cũng phải trì danh niệm Phật”. Thiện căn của Phật vô lượng vô biên, nói mãi không hết. Nhưng trong tất cả thiện căn tối thắng nhất, số một nhất chính là niệm Phật. Cho nên trong Kinh A Di Đà nói: không thể thiếu thiện căn, phước đức, nhân duyên mà được sanh nước kia. Vậy thiện căn, phước đức, nhân duyên của chúng ta nếu so sánh với Bồ Tát vãng sanh, chúng ta ba thứ thiện căn, phước đức, nhân duyên đều không thể sánh bằng. Nói cách khác, khiếm khuyết quá nhiều, làm sao có thể vãng sanh được? Cần tu trì danh niệm Phật, thì có thể bổ sung được thiện căn! Lão cư sĩ Hoàng NiệmTổ đã làm thị phạm cho chúng ta, nửa năm trước khi vãng sanh, cũng tức là nói ông dùng thời gian nửa năm, một ngày 14 vạn tiếng Phật hiệu, thời gian nửa năm, đã bổ sung đầy đủ thiện căn, phước đức, nhân duyên. Đây là thị hiện, là làm cho chúng ta thấy. Chúng ta thấy rồi, nghe được rồi, phải có tâm cảnh giác. Nghĩ thử xem bản thân thiện căn, phước đức, nhân duyên chưa đủ, nhìn thấy lão cư sĩ thị hiện như vậy, chúng ta đã hiểu được rồi. Không đủ có thể bù đắp. Dùng phương pháp gì? Dùng trì danh niệm Phật, làm cho thiện căn, phước đức, nhân duyên đều bổ sung đầy đủ.

Dưới đây nói với chúng ta vì sao trì danh có thiện căn, phước đức thù thắng như vậy. “Danh cụ vạn đức”. Chữ vạn này không phải là số từ, mà là ý nghĩa đại viên mãn. Kinh Hoa Nghiêm dùng mười để tiêu biểu cho sự viên mãn. Vậy vạn là đại viên mãn, viên mãn vô cùng. Lời này là thật.

Tùy Đường tổ sư đại đức nói với chúng ta, đó không phải là một người. Họ là tập thể cùng nhau thảo luận về một vấn đề. Phật Thích Ca Mâu Ni năm xưa trú thế, tất cả kinh giáo nói trong 49 năm nói, bộ nào là số một? Số một này chính là bộ kinh này, đủ để có thể tiêu biểu cho đức Phật Thích Ca Mâu Ni, 49 năm đã thuyết tất cả các kinh, nghĩa lý của tất cả các kinh, trong bộ kinh này đều có. Vậy mới có thể xứng đáng là tiêu biểu. Tất cả tổ sư đại đức dường như đều công nhận là Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm. Nói cách khác, Kinh Hoa Nghiêm đầy đủ vạn đức, nhưng Kinh Hoa Nghiêm đến viên mãn cuối cùng là thập đại nguyện vương quy về với Cực lạc. Vậy tiêu biểu cho Thế giới Cực Lạc, tiêu biểu cho Phật A Di Đà, chính là Kinh Vô Lượng Thọ. Kinh Vô Lượng Thọ càng thù thắng hơn cả Kinh Hoa Nghiêm. Kinh Vô Lượng Thọ 48 phẩm, phẩm nào là số một, có thể tiêu biểu cho toàn kinh? 48 nguyện, đây là phẩm thứ sáu. 48 nguyện, nguyện nào có thể tiêu biểu cho tất cả các nguyện, chỉ một nguyện này tiêu biểu cho 48 nguyện? Nguyện thứ 18. Nguyện thứ 18 là gì? Mười niệm ắt được sanh. Đây là hiển thị ra công đức danh hiệu không thể nghĩ bàn. Tổ sư dùng phương pháp này, đây là phương pháp quy nạp, quy nạp đến cuối cùng mới thực sự phát hiện, công đức danh hiệu không thể nghĩ bàn. Gọi là đầy đủ vạn đức “tổng nhiếp tất cả thiện căn”. Thiện xảo phương tiện của chư Tổ sư, dùng phương pháp này để cho chúng ta thể hội được danh hiệu không thể nghĩ bàn. Chấp trì danh hiệu chính là công đức vô lượng. Danh hiệu nếu như mất đi, công đức sẽ không thấy nữa. Cho nên Đại Thế Chí Bồ Tát dạy chúng ta nhớ Phật niệm Phật, tịnh niệm liên tục. Liên tục không phải là nơi miệng, trong miệng niệm Phật gián đoạn cũng không sao, ý niệm không thể gián đoạn. Trong tâm thực sự có Phật, thực sự coi Phật chính là bản thân, trong một đời này đó là sự việc lớn nhất, giống như cha mẹ bất luận ở nơi đâu, trong ý nghĩa của họ giờ giờ khắc khắc không hề quên đi con cái, thực sự có. Đặc biệt là khi con cái trước ba tuổi, sự nhớ nhung, vướng bận của cha mẹ đối với nó không có giờ khắc nào lãng quên. Trong lòng ông bà thực sự có cháu chắt của họ, đặc biệt là khi chúng còn nhỏ.