/ 600
395

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 274

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên tập: Bình Minh

Thời gian: 10.02.2011

Địa điểm: Tịnh Tông Học Viện_Úc Châu

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 332, hàng sau cùng, bắt đầu xem từ đoạn giữa.

“Dùng minh tự bản tâm, kiến tự bản tánh, mới gọi là tuệ”. Hôm qua chúng ta học đến đây. Ý nghĩa của câu này rất sâu rộng. Đối với chúng ta, bất luận là tu hành, hay là thế tục không phải người tu hành, đều rất quan trọng. Vì trong kinh nói rất rõ ràng, tuy là nói pháp xuất thế gian, nhưng thế pháp cũng không ngoại lệ.

Pháp thế xuất thế gian, nếu thật sự có thể mãn tâm nguyện của chúng ta. Nói tóm lại, tất cả đều phải dựa vào trí tuệ, không có trí tuệ nguyện của chúng ta không thể viên mãn. Cho dù có thành tựu, tác dụng phụ trong này rất lớn, tuy bên ngoài có vẻ như thành tựu, thành công. Nếu nhìn về sau, đích thực lưu lại không ít hậu quả nghiêm trọng. Nguyên nhân gì vậy? Chính là không có trí tuệ chân thật. Quý vị xem, trí tuệ chân thật quan trọng biết bao.

Thế xuất thế gian, bất luận sự nghiệp lớn hay nhỏ, phàm những người sự nghiệp có thành tựu, đó là số mạng của họ. Số mạng là tu tích được trong đời quá khứ, họ có số mạng này, cho nên mới thành tựu. Thành tựu lớn chừng nào, thành tựu bao lâu, khi nào suy, khi nào bại, khi nào diệt vong, đều có định số cả.

Trong pháp thế gian không có thường trú bất diệt, La Mã 1000 năm cũng mất nước. Ở Trung quốc, triều đại lâu nhất là nhà Chu, hơn 800 năm, cuối cùng vẫn mất nước, 867 năm. Nếu có trí tuệ chân thật, sự suy yếu và diệt vọng ở sau đó sẽ không phát sanh, chúng ta không tìm thấy điều này trong lịch sử. Trong Phật pháp ta thấy, cõi thật báo của chư Phật Như Lai, chính là cõi thật báo trang nghiêm, có hưng có vượng, không có suy, không có diệt, không có vong. Vì sao vậy? Vì họ có trí tuệ chân thật, trí tuệ chân thật viên mãn đại nguyện hoằng thệ của họ, thành tựu viên mãn.

Thế nào mới gọi là trí tuệ chân thật? Thế gian không có trí tuệ chân thật, thế gian chỉ có tri thức. Trí tuệ chân thật, quý vị xem, câu này nói ra tiêu chuẩn, đây là trí tuệ chân thật. “Minh tự bổn tâm, kiến tự bản tánh”, tám chữ, đây gọi là trí tuệ chân, trong tông môn gọi là minh tâm kiến tánh. Quý vị thấy bốn chữ sau cùng, minh tâm kiến tánh, đây là trí tuệ chân thật.

Tâm của chúng ta, tâm của tất cả chúng, vốn là quang minh, vốn là thanh tịnh. Thanh tịnh quang minh vốn không mất đi, chỉ là bây giờ mê mà thôi, tâm tánh không hề thay đổi. Phật nhìn thấy, pháp thân Bồ Tát nhìn thấy, cho nên tán thán chúng ta vốn là Phật. Chúng ta và chư Phật Như Lai, đều đầy đủ tâm không tịch, tâm diệu viên, vô ngại, vô trú, vô tác, vô ngoại, vô nội, bình đẳng, từ bi.

Tâm bồ đề, nữa đoạn sau của đề kinh này nói, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm đại giác, chỉ là mê mà không giác. Đây là vấn đề tất cả chư Phật Như Lai, vô cùng cảm thán đối với lục đạo chúng sanh, đã nói một câu: “kẻ đáng thương”. Không phải họ không có, có, không hề mất đi, chỉ là nhất niệm bất giác, vì thế mà mê. Không nhận thức tâm tánh của mình, nhưng tâm tánh mình vẫn khởi tác dụng. Giác có tác dụng của giác, mê có tác dụng của mê, toàn là tự tánh khởi dụng. Giác thì khởi dụng thanh tịnh quang minh, hiện ra thế giới Cực Lạc. Khi mê khởi tác dụng, phải xem mê có sâu cạn khác nhau, có nhiễm tịnh khác nhau, có thiện ác khác nhau, điều này tạo thành thập pháp giới y chánh trang nghiêm. Thọ dụng của giác là thế giới Hoa Tạng, thế giới Cực Lạc, Mật tông gọi là thế giới Mật Nghiêm. Danh từ không giống nhau, thật ra cùng một cảnh giới, tự tánh thật sự thọ dụng.

Khi mê cũng như vậy, ta mê sâu hay cạn không giống nhau, mê lớn hay nhỏ không giống nhau, mê chân vọng không giống nhau, mê tịnh uế không giống nhau, mê thiện ác không giống nhau. Bởi vậy thập pháp giới y chánh trang nghiêm xem ra rất phức tạp, xuất sanh vô tận. Thật ra dù phức tạp thế nào, nhưng nguồn gốc chỉ có một. Giống một cây cổ thụ, rất tươi tốt, cành lá vô số nhưng không loạn, nhánh nương vào cành, cành nương vào cây, cây nương vào gốc, gốc nương vào rễ, không hề lẫn lộn. Đây là gì? Đây là tánh đức, khi tánh đức giác không loạn, khi mê vẫn không loạn. Diệu! Quả thật không thể nghĩ bàn.

/ 600