550

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 275

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên tập: Bình Minh

Thời gian: 10.02.2011

Địa điểm: Tịnh Tông Học Viện_Úc Châu

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 333, hàng thứ ba, bắt đầu xem từ đoạn giữa, từ câu “giáo hành tín chứng”.

Giáo Hành Tín Chứng lại nói: “vô vi pháp thân tức là thật tướng, thật tướng tức là pháp tánh, pháp tướng tức là chân như, chân như tức là nhất như. Nhưng mà Di Đà từ Như Lai sanh, thị hiện vô số báo ứng hóa thân”. Chúng ta xem đoạn này trước.

Vô vi pháp thân chính là thật tướng, pháp thân là một đại danh từ tổng thể. Không thể nói nó có, cũng không thể nói nó không. Nếu dùng danh từ triết học để nói, đó là đại danh từ của bản thể, nó có thể sanh ra vạn pháp, nó không thuộc về vạn pháp. Nó năng sanh, năng hiện.

Trong vô vi pháp thân, chúng ta thường nói cả ba loại hiện tượng đều không có, cho nên chúng ta không thấy được vô vi pháp thân, cũng không nghiên cứu đo lường được. Nó không phải hiện tượng tinh thần, không phải hiện tượng vật chất, cũng không phải hiện tượng tự nhiên. Nó tồn tại, vĩnh hằng bất diệt, thanh tịnh bất nhiễm.

Đại sư Huệ Năng minh tâm kiến tánh thấy được, ngài thấy được, và dùng năm câu nói để hình dung nó, miêu tả nó. Câu thứ nhất: “vốn tự thanh tịnh”, tự nhiên vốn thanh tịnh như thế, xưa nay chưa từng ô nhiễm. Câu thứ hai: “vốn không sanh diệt”, quả thật không có sanh diệt, sanh diệt là hiện tượng dao động. Hay nói cách khác, trong pháp thân vô vi không có hiện tượng dao động. Chúng ta từ câu thứ tư của đại sư Huệ Năng có thể chứng minh. Câu thứ ba ngài nói: “vốn tự đầy đủ”. Câu thứ tư nói: “vốn không dao động”, nó là bất động. Hay nói cách khác, toàn thể vũ trụ đều là tướng động, là một trạng thái động. Nhưng vô vi pháp thân là trạng thái tĩnh, nó bất động. Động và tĩnh không chướng ngại nhau, tĩnh không chướng ngại động, động cũng không chướng ngại tĩnh.

Hiện tượng này ngày nay chúng ta có thể nhìn thấy qua màn hình ti vi, ta ví màn hình ti vi là pháp thân vô vi, nó bất động. Màn hình nhất định không động, không phải tướng động. Nhưng tướng động trong kênh truyền hình là không gián đoạn, từng giây từng phút đều không gián đoạn. Hình tướng trên màn hình điện ảnh là dao động, tần suất một giây có 24 lần, tần suất ti vi đương nhiên nhanh hơn điện ảnh. Hiện nay điện ảnh đã dùng kỷ thuật số, so với ngày xưa nhanh hơn nhiều, càng nhanh càng thật. Bồ Tát Di Lặc nói với chúng ta, tần suất này, một giây chấn động của nó là 1600 triệu lần. Tần suất cao như thế, chúng ta không nhìn thấy được hiện tượng của tần suất này. Các nhà khoa học chứng minh cho chúng ta thấy, cái gọi là hiện tượng vật chất_cũng nghĩa là nói, mắt tai mũi lưỡi thân của chúng ta có thể cảm nhận, đây đều là hiện tượng vật chất.

Thanh hương vị xúc, những hiện tượng này từ đâu mà có? Toàn là ý niệm, tâm niệm làm cơ sở của chúng, rất nhanh chóng. Huyễn tướng do vô số ý niệm tích lũy sanh ra, huyễn tướng này chính là sắc thanh hương vị, xúc cũng bao hàm trong đó. Ý có thể giác pháp, pháp là hiện tượng tinh thần. Bây giờ chúng ta dần dần hiểu được, câu thứ tư đại sư Huệ Năng nói: “đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ”. Nói tóm lại, chính là nói tự nó có, vốn đầy đủ. Đầy đủ gì? Đầy đủ tất cả pháp. Tất cả pháp quy nạp thành ba loại, trí tuệ, đức năng, tướng tốt. Ngày nay giới khoa học cũng phát hiện, giữa vũ trụ chỉ có ba loại, họ nói là năng lượng, tin tức, vật chất. Trí tuệ, phải chăng giới khoa học gọi là tin tức? Năng lượng, trong Phật pháp cũng gọi là năng, gọi là đức, đức năng. Hiện tượng vật chất đó là hoàn toàn tương đồng, cảnh giới tướng của a lại a, hiện tượng vật chất.

Đại sư Huệ Năng nói: “vốn tự đầy đủ”, chính là những thứ này có thể sanh ra vạn pháp. Nếu vạn pháp không phải vốn tự đầy đủ, vạn pháp đâu ra? Vốn tự đầy đủ, những pháp này thật kỳ lạ, vì sao vậy? Vì nó khiến chúng ta sanh ra hiện tượng, hiện tượng này là vô số vô lượng vô tận, không có số lượng, khiến chúng ta sanh ra những hiện tượng này. Chúng ta không dễ lý giải, cần phải có một số lượng, dù nhiều cũng có điểm dừng. Nó không có biên tế, “kỳ đại vô ngoại, kỳ tiểu vô nội”, không có biên tế, không tìm thấy biên tế, cũng tìm không thấy trung tâm. Hiện tượng này, Đức Phật dùng một câu nói rõ ràng về nó, gọi là không thể nghĩ bàn, chỉ có chứng mới biết. Quý vị chưa chứng, nói với quý vị thế nào cũng không thể lãnh hội được.