/ 600
436

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 267

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên tập: Minh Tâm

Thời gian: 06.02.2011

Địa điểm: Tịnh Tông Học Viện_Úc Châu

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 323, hàng thứ sáu từ dưới đếm lên, bắt đầu xem từ chữ “bảo giả”.

“Bảo là chữ bảo ở cuối đoạn này, sâu sắc dễ thấy, thành này là nét bút vẽ rồng điểm mắt”. Hai câu sau đoạn kinh văn này. “Vì chúng khai pháp tạng, rộng thí công đức bảo”. Niệm Lão dạy chúng ta, phải đặc biệt chú ý chữ “bảo” này.

Bên dưới ông nói: “Khai pháp tạng, sự khai hiển đó chính là bảo này”, khai pháp tạng là khai bảo này, những gì hiển thị ra cũng chính là chữ bảo này. “Chữ bảo này lại có ba nghĩa”, là ý nghĩa bao hàm của chữ này.

Thứ nhất là “mỹ xưng”, tức là khen ngợi. “Như tôn kính Phật mà xưng là Bảo Vương Như Lai”, Bảo Vương là khen ngợi, tán thán đối với Như Lai. “Khen ngợi niệm Phật tam muội gọi là Bảo Vương Tam Muội”. Chữ bảo này toàn là ý nghĩa khen ngợi. “tôn kính ấn khế của Phật Bồ Tát gọi là bảo ấn”. Ân khế tức Phật Bồ Tát ấn chứng cho chúng ta, chứng minh cho chúng ta. Chúng ta không nghĩ sai, không thấy sai, không nói sai, không làm sai. Phật Bồ Tát ấn chứng cho chúng ta gọi là bảo ấn. Đây đều là ý nghĩa thứ nhất, nghĩa là khen ngợi.

Thứ hai, “bảo dịch sang tiếng Phạn gọi là ma ni”. Tiếng Phạn là ma ni, dịch sang tiếng Trung nghĩa là bảo. Cho nên trong kinh điển, chúng ta nhìn thấy ma ni bảo, ma ni bảo châu, thấy những từ này, phiên dịch này là Phạn Hoa hợp dịch. Ma ni là tiếng Phạn, Bảo là tiếng Trung, ý nghĩa tương đồng. Cho nên đặt chữ bảo sau chữ ma ni, gọi là ma ni bảo.

Nhân Vương Kinh Lương Bôn Sớ nói: “tiếng Phạn gọi là ma ni, ở đây dịch là bảo. Hội ý dịch rằng, như ý bảo châu, tùy ý sở cầu đều được viên mãn”. Nếu ta được như ý bảo châu, tất cả sở cầu đều được mãn nguyện. Thế gian có như ý bảo châu chăng? Chưa chắc có. Trong Phật pháp gọi là như ý bảo châu, đều là hình dung diệu pháp. Nếu đạt được diệu pháp, giống như đạt được ma ni bảo châu vậy. Đặc biệt là pháp đại thừa, thật sự đạt được, đích thực_một người tu học được tam muội, khai ngộ là đạt được ma ni bảo châu. Khai ngộ là gì? Là khai phát trí tuệ đức tướng Như Lai vốn có trong tự tánh. Như Lai là tự tánh, trí tuệ đức năng tướng hảo trong tự tánh, là thật, điều này không phải giả, mà còn là vô tận. Thành ngữ có câu: “lấy không hết, dùng không tận”, đây là bảo thật. Dùng ma ni bảo châu để hình dung nó, ví dụ cho nó.

Bảo này chỉ có chư Phật Như Lai biết, cho nên họ có thể đem tinh lực một đời, thời gian một đời siêng năng học tập. Y theo con đường của chư vị thánh hiền, con đường mà tất cả Bồ Tát thành Phật, là giới định tuệ. Do giới sanh định, nhân định phát tuệ, bảo tạng ma ni liền xuất hiện. Đây là mục đích tu học thật sự trong nhà Phật.

Khai trí tuệ cũng có ba phẩm thượng trung hạ. Thượng phẩm đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, thành Phật, đây là thượng phẩm. Trung phẩm là Bồ Tát, cũng có thể nói là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, chưa đoạn tận tập khí. Tiếp đến, được định, cũng khai ngộ, chứng quả A la hán, vượt thoát luân hồi lục đạo, chưa ra khỏi tứ thánh pháp giới. Đây là nói trên phương diện quả đức tu học Phật pháp, có ba bậc thượng trung hạ, đều có thể gọi là ma ni bảo.

Bên dưới trích dẫn trong Kinh Niết Bàn, cửu là quyển thứ chín nói: “Ma ni châu, đặt vào trong nước đục, nước lập tức trong xanh”. Trong Di Đà Sớ Sao, đại sư Liên Trì nói: “Minh châu đặt vào trong nước đục, nước đục không thể không trong xanh. Phật hiệu đặt vào loạn tâm, loạn tâm không thể không có Phật”. Đây là dùng ma ni châu ví với Phật hiệu. Tâm phàm phu rất loạn, có nhiễm ô, dơ bẩn. Niệm Phật giống như thanh thủy châu vậy, khiến tâm nhiễm ô tạp loạn khôi phục sự thanh tịnh. Chân tâm vốn là thanh tịnh, vốn là bình đẳng, vốn là giác mà không mê, vì sao bây giờ lại trở thành thế này? Chỉ một câu Đức Thế Tôn nói rõ được vấn đề này, vì vọng tưởng chấp trước mà không có chứng đắc. Nói vọng tưởng, chấp trước, trong đó còn lược bớt một thứ phân biệt. Vì vọng tưởng phân biệt chấp trước mà không thể chứng đắc. Thật ra, chân tâm làm gì có ô nhiễm, đâu có đạo lý này? Trong chân tâm sao có thể có xen tạp? Có xen tạp, có nhiễm ô không thể gọi là chân. Chân tâm vĩnh viễn là chân, mặc dù đọa lạc vào trong địa ngục A tỳ, nó cũng không bị nhiễm ô. Vậy Đức Phật nói lời này nghĩa là gì? Chúng ta phải biết nghe, phải hiểu. Nguyện hiểu nghĩa chân thật của Như Lai, phải hiểu ý ngài muốn nói. Phải biết, vọng tưởng phân biệt chấp trước là vọng tâm, không phải chân tâm. Trong giáo lý đại thừa gọi là A lại da, A lại da còn gọi là ý nhiễm ô. Vọng tâm, không phải chân tâm, nhưng chúng ta mê, mê trong vọng tâm. Chân tâm thì sao? Quên mất chân tâm, thời gian lâu ngày cảm thấy xa lạ. Đức Phật nói về chân tâm, chúng ta nghe thấy rất ngạc nhiên, thế nào gọi là chân tâm? Chân tâm ở đâu? Vọng tâm có sanh có diệt, chân tâm không sanh không diệt, khác nhau! Chúng ta buông bỏ vọng tâm, khôi phục bản lai diện mục, dùng chân tâm, không dùng vọng tâm, tức là thành Phật, thành Bồ Tát. Bồ Tát này không phải Bồ Tát bình thường, mà là A Duy Việt Trí Bồ Tát.

/ 600