/ 600
445

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 254

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Liên Hải

Biên tập: Minh Tâm

Thời gian: 27.01.2011

Địa điểm: Tịnh Tông Học Viện – Úc Châu

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin mời ngồi. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 309, hàng thứ bảy từ dưới đếm lên, “đệ tứ thập bát, hiện chứng bất thoái nguyện”. Đây là nguyện cuối cùng của đại nguyện.

Nguyện viết: “ư chư Phật pháp, bất năng hiện chứng bất thoái chuyển giả, bất thủ chánh giác”. Trong đây đặc biệt chú trọng chữ “chư” này, ư chư Phật pháp. Bất thoái chuyển là, công đức thiện căn đã tu được, càng ngày càng tăng tiến, không thoái thất nữa, lược nói là bất thoái. Tiếng Phạn là A Bệ Bạt Trí, xem kỹ đoạn chú giải trước. Nên Bồ Tát hạnh nguyện khó phát dễ thoái.

Theo Nhân Vương Kinh Bồ Tát tín vị của Biệt giáo gọi là Khinh Mao Bồ Tát, là thứ theo gió.

Lại Nam bổn Niết Bàn viết: vô lượng chúng sanh phát tâm a nậu bồ đề, thấy một số trái duyên, nơi A nậu bồ đề liền làm động chuyển, như trăng trong nước, nước động liền động.

Chúng ta xem ý nghĩa của đoạn này. Phật pháp thành tựu, từ lý mà nói đích thực là trong một niệm. Phàm phu một niệm giác ngộ liền viên thành Phật đạo. Một niệm giác ngộ có hay không? Rất có thể, nhưng niệm thứ hai họ liền mê, họ không thể duy trì. Duy trì đây là công phu. Nếu có thể duy trì được niệm niệm đều không thoái chuyển, người này đã thành Phật rồi. Có ví dụ này không? Có. Phật Thích Ca Mâu Ni đã làm cho ta một ví dụ này. Dưới cội bồ đề đêm thấy sao sáng đại triệt đại ngộ. Đó chính là một niệm giác. Một niệm giác, niệm niệm giác.

Trong Thiền tông Trung Quốc, Huệ Năng đại sư đã làm cho chúng ta về ví dụ này. Năm Ngài 24 tuổi cũng là một niệm giác, niệm niệm giác, ngài không thoái chuyển nữa. Không thoái chuyển này là nhất thời đốn chứng tam bất thoái. Vị bất thoái, hành bất thoái, niệm bất thoái. Vì sao một niệm đó chúng ta không giữ được? Then chốt của vấn đề là ở đây vậy. Vì sao không giữ được? Vấn đề căn bản là sự nhận biết của chúng ta chưa đủ, cho nên phiền não tập khí không thể buông bỏ. Vấn đề ở đây, đều ở nơi bản thân. Di Đà Thế Tôn một nguyện này không thể nghĩ bàn, nguyện mười phương thế giới tất cả Bồ Tát nghe tên hiện chứng bất thoái. Từ bi vô cùng!

Niệm Lão chú giải cho chúng ta. Bất thoái chuyển là công đức thiện căn tu được càng ngày càng tăng tiến. Tăng là tăng trưởng, công đức tăng trưởng, thiện căn tăng trưởng, là việc tốt. “Không thoái thất nữa”, gọi là bất thoái, chính là tiếng Phạn nói A Bệ Bạt Trí. A Bệ Bạt Trí cũng là A Duy Việt Trí, là cùng một ý nghĩa. Về phần phiên dịch, dịch ra khác nhau, nguyên văn hoàn toàn tương đồng. Ý nghĩa của nó chính là bất thoái chuyển. Bất thoái chuyển này là ba loại bất thoái chuyển, mới vừa nói. Vị bất thoái, vị bất thoái lúc nào mới chứng đắc được. Bồ Tát Thập tín vị, sơ tín vị, tiểu thừa sơ quả Tu đà hoàn là vị bất thoái. Tuyệt đối sẽ không thoái đọa vào phàm phu. Họ là thánh nhân. Tuy chưa rời khỏi lục đạo, họ nhất định không bị đọa vào ba đường ác. Sau khi chứng đắc Tu đà hoàn, nếu như không có nhân duyên đặc biệt nào, cõi trời cõi người bảy lần qua lại, liền chứng quả A la hán. Bất luận thế gian này có Phật xuất thế hay không, có Phật xuất thế họ chứng quả Thanh văn. Không có Phật xuất thế họ chứng quả Duyên Giác. Đây là người thiện căn sâu dày. Dùng lời hiện đại của chúng ta để nói chính là giáo dục cắm rễ làm được tốt. Họ cắm rễ gì vậy? Là rễ để thành Phật. Rễ thành Phật là gì? Là buông bỏ kiến tư phiền não, vị bất thoái rồi. Từ Tu đà hoàn đến A la hán đều gọi là vị bất thoái. Phải chăng họ thực sự bất thoái chuyển? Họ cũng sẽ bị thoái chuyển, nhưng thấp nhất là họ thoái chuyển đến Sơ quả. Sơ quả thì sẽ không còn thoái thêm nữa, là giới hạn cuối cùng của họ rồi. Tiến tiến thoái thoái từ Sơ quả đến Tứ quả, Tứ quả đến Sơ quả. Vì sao lại bị thoái chuyển? Chúng ta xem dưới đây nói.

“Cái dĩ Bồ Tát hạnh nguyện”, không phải nói là phát nguyện, nguyện phát rồi, sau khi phát rồi phải hành, phải làm cho được. Sự việc này “khó phát mà dễ thoái”.

Theo Kinh Nhân Vương Bồ Tát tín vị của Biệt giáo, chú ý đây là Biệt giáo khác với Viên giáo, Bồ Tát tín vị của Viên giáo không thoái chuyển nữa, họ chứng đắc bất thoái chuyển rồi. Biệt giáo phải sơ trụ, Biệt giáo sơ trụ Bồ Tát tương đương với Viên Giáo sơ tín vị Bồ Tát, cho nên tín vị Bồ Tát của nó gọi là Kinh Mao Bồ Tát, giống như lông vũ vậy, ở trong gió theo gió mà bay đi, “thứ bay theo gió”. Hiện tại chúng ta nói là không tránh khỏi thử thách. Gặp được thiện duyên công đức thiện căn của họ tăng trưởng, gặp phải ác duyên họ liền thoái chuyển. Đây là Biệt giáo tín vị Bồ Tát.

/ 600