/ 600
644

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 243

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên tập: Minh Tâm

Thời gian: 20.01.2011

Địa điểm: Tịnh Tông Học Viện_Úc Châu


Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 293, hàng thứ ba, bắt đầu xem từ ở giữa.

“Cho nên trong kinh, Chư đại Bồ Tát dự hội, đều tu theo đức của Phổ Hiền đại sĩ. Đức của Phổ Hiền là thập đại nguyện vương, quy về Cực Lạc, đức tự lợi lợi tha, không có cùng tận. Bồ Tát ở cõi Cực Lạc tu theo đức của Phổ Hiền, lại dạy cho dư độ chúng sanh đều hành đạo Phổ Hiền”. Đến đây là một đoạn.

Thập đại nguyện vương của Bồ Tát, ở trước đã giới thiệu sơ qua những điều đơn giản cốt yếu. Mười nguyện này điểm thù thắng nhất của nó, là dẫn dắt chúng ta vãng sanh thế giới Cực Lạc, vãng sanh thế giới Cực Lạc không thể không đầy đủ mười nguyện Phổ Hiền. Phải nỗ lực tu học. Lễ kính tất cả chúng sanh khắp biến pháp giới hư không giới.

Hai chữ “chúng sanh” này, ý nghĩa thật sự của nó là chúng duyên hòa hợp mà sanh. Chúng là chúng duyên, chúng duyên hòa hợp, pháp nào không phải là chúng duyên hòa hợp? Chư Phật Như Lai là chúng duyên hòa hợp mà sanh, Bồ Tát cũng là chúng duyên hòa hợp mà sanh. Thanh văn, Duyên giác, thập pháp giới y chánh trang nghiêm, tất cả hiện tượng khắp biến pháp giới hư không giới_đại thừa, chư vị thánh hiền thế xuất thế gian, quy nạp nó thành ba loại lớn, là hiện tượng tự nhiên, hiện tượng tinh thần, hiện tượng vật chất, toàn là chúng duyên hòa hợp mà sanh. Mười nguyện của Bồ Tát phải giúp những chúng sanh này viên thành Phật đạo, như trong Kinh Hoa Nghiêm nói: “tình dữ vô tình, đồng viên chủng trí”. Tất cả chúng sanh đầy đủ viên mãn mười nguyện của Bồ Tát, mười nguyện của Bồ Tát là tánh đức viên mãn hiển lộ ra. Trong chúng sanh có nhiễm có tịnh, Thanh văn Duyên giác gọi là tịnh, y chánh trang nghiêm trong lục đạo gọi là nhiễm, có thiện có ác. Chúng sanh trong ác đạo, có một số người không có việc ác gì không làm. Khởi tâm động niệm tàn hại trung lương, hại người tốt, những người này có thập nguyện Bồ Tát chăng? Có. Có vì sao vẫn làm việc xấu? Vì họ mê, mê mất tự tánh họ mới làm chuyện xấu xa. Người thế gian không biết, làm việc xấu phải trả thù họ, trong nhân quả không tha thứ cho họ. Đúng vậy, nhân quả đích thực không tha cho họ. Phật Bồ Tát thì sao? Phật Bồ Tát tha thứ cho họ, vì sao vậy? Vì Phật Bồ Tát tôn trọng bản tánh của họ, không để ý đến tập tánh của họ, đạo lý là như vậy. Vì sao vậy? Vì bản tánh là thật, vĩnh hằng bất biến. Tập tánh là giả, có sanh có diệt, thiên biến vạn hóa. Vốn là một người tốt, chân như không giữ tự tánh, bị cảnh giới xấu bên ngoài mê hoặc, phiền não khởi hiện hành. Tham sân si mạn, danh văn lợi dưỡng khởi lên, không có việc xấu nào không làm. Làm điều tiêu diệt chánh pháp, tiêu diệt Phật pháp, tiêu diệt pháp truyền thống của thánh nhân, họ làm những điều này. Họ làm rất cao minh, bên ngoài là hộ trì, thực tế lại tàn hại. Mục đích là gì? Là duy ngã độc tôn, không được có ai hơn mình, nếu hơn ta ta nhất định phải tiêu diệt họ. Đây là tâm gì? Là tâm la sát, hành vi của Tu la, La sát và tu la không ai không đọa địa ngục A tỳ. Họ có biết chăng? Biết. Họ có quan tâm chăng? Không quan tâm, vì sao vậy? Vì hiện nay vẫn chưa đọa. Có một ngày, niềm vui này chỉ hưởng thụ một ngày, ngày mai đọa lạc, ngày mai vẫn chưa đến nên họ không quan tâm, mê hoặc điên đảo. Khi đã đến lúc, sau khi đọa lạc, hối hận cũng không kịp. Lúc đó họ không ngại ngùng đến cầu xin ta siêu độ, trước mặt quý vị sám hối nhận sai, cầu xin siêu độ, có độ họ chăng? Đương nhiên độ họ, họ rất đáng thương. Họ hành thiện, thọ báo trong ba đường lành của lục đạo, còn như làm ác thì thọ báo trong ba đường ác của ác đạo. Vấn đề này chỉ có Bồ Tát thật sự mới nhìn thấy rõ ràng, họ là Bồ Tát giả, không phải thật. Họ không phải tu hành chơn chánh, không phải chân đệ tử Phật, mượn chiêu bài của Phật để lừa gạt chúng sanh lương thiện. Những người tàn hại hoằng hộ chánh pháp, có hạng người này. Lúc đức Phật tại thế đã có, như Đề Bà Đạt Đa, lục quần tỳ kheo, người bên cạnh Phật, đây là Đức Thế Tôn từ bi vô tận thị hiện cho chúng ta thấy. Ngày nay trong đoàn thể của chúng ta, có những người dụng tâm bất lương như Đề bà Đạt Đa, lục quần tỳ kheo, tìm cách phá hoại đạo tràng. Chúng ta cần phải giác ngộ được rằng, Đức Thế Tôn từng biểu diễn điều này cho chúng ta thấy. Thế Tôn dùng phương thức gì, thái độ như thế nào để ứng phó vấn đề này, điều này đáng để chúng ta học tập. Phật Bồ Tát là tâm thuần tịnh thuần thiện tuyệt đối, Thế Tôn ở nhân địa tu đạo Bồ Tát làm Nhẫn Nhục Tiên Nhân, bị vua Ca Lợi cắt thân thể. Nỗi nhục này cũng không làm Bồ Tát thoái tâm, Bồ Tát không khởi tâm oán hận, cho nên Thế Tôn thành Phật trước thời hạn. Ngài vốn sắp xếp là vị Phật thứ năm trong hiền kiếp thiên Phật, ngài sắp ở vị trí thứ năm. Thành Phật trước thời gian, ngài thành Phật trước một vị thứ, trước Bồ Tát Di Lặc. Di Lặc vốn là ở trước, Thích Ca Mâu Ni ở sau, bây giờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành Phật trước, Bồ Tát Di Lặc sau Đức Phật Thích Ca. Đây là nguyên nhân gì? Chúng ta cần phải biết, đây là Chư Phật Như Lai biểu diễn thị hiện cho chúng ta thấy. Khi chúng ta gặp đại nạn, cần phải quên mình, như vua Ca Lợi đoạt thân mạng, phải bỏ mạng cũng không tiếc, cũng không thể phá giới, cũng không được đánh mất chánh niệm, điều này quan trọng.

/ 600