/ 600
752

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 231

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên tập: Minh Tâm

Thời gian: 24.12.2010

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội – Hongkong


Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống! Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 285, bắt đầu xem kinh văn, hàng thứ tư từ dưới đếm lên.

“Ngã tác Phật thời, sanh ngã quốc giả, thiện căn vô lượng, gia đắc kim cang na la diên thân, kiên cố chi lực. Thân đỉnh giai hữu quang minh chiếu diệu, thành tựu nhất thiết trí tuệ, hoặc đắc vô biên biện tài, thiện đàm chư pháp bí yếu, thuyết kinh hành đạo, ngữ như chung thanh, nhược bất nhĩ giả, bất thủ chánh giác”.

Hôm qua chúng tôi giảng đến phần mở đầu của đoạn này, hôm nay chúng tôi giảng tiếp, và đọc lại kinh văn một lần nữa. Chúng ta xem chú giải của Hoàng Niệm Lão: “Chương bên phải”, trong chương kinh văn này có ba nguyện. “Người sanh vào nước ta, thiện căn vô lượng”, hai câu này là tổng kết, chính là nói ba việc ở dưới, ba việc đều là vô lượng thiện căn.

“Thiện căn nghĩa là thiện của ba nghiệp thân khẩu ý kiên cố không thể bạt trừ, cho nên gọi là căn”. Thiện vì sao gọi là căn? Ba điều thiện chính là thân khẩu ý, trên thực tế là thập thiện nghiệp đạo. Ba câu đầu tiên của thập thiện nghiệp đạo là không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, đây là cái thiện của thân. Chữ “dâm” này, theo nghĩa hẹp là nói vấn đề giữa nam và nữ, theo nghĩa rộng nghĩa là tất cả mọi việc làm quá đáng đều gọi là dâm. Bất luận sự việc gì, dâm tức là quá đáng hiểu hai ý này, mới hiểu được hàm nghĩa của Phật pháp sâu rộng vô cùng.

Khẩu nghiệp là không vọng ngữ, không lưỡng thiệt, không ỷ ngữ. Ỷ ngữ là nói lời ngon ngọt gạt người, không ác khẩu, ác khẩu là nói lời rất khó nghe, rất dễ đắc tội người khác, có câu: “khẩu là cánh cửa của họa phước”. Bản thân vô ý, người khác nghe là có ý, ghi hận trong lòng, oan oan tương báo, đời đời kiếp kiếp không bao giờ dứt. Khi tạo nghiệp rất dễ, khi thọ báo khổ vô cùng, không phải Phật pháp nói với chúng ta, làm sao chúng ta biết được!

Ý có ba điều thiện chính là không tham, không sân, không si.

Thập thiện có mười điều như thế, nếu giảng tường tận mười điều này. A ha hán là tiểu thừa, giảng tường tận mười điều này thành 3000 điều, gọi là 3000 oai nghi. Quý vị xem triển khai nó quả là vô lượng vô biên, quy nạp lại chỉ có mười điều này. Bồ Tát càng rộng hơn, Bồ Tát nói càng tỉ mỉ, càng tường tận hơn, nói thành tám vạn bốn ngàn tế hạnh. Có như vậy thật ư? Không chỉ bao nhiêu đó, tám vạn bốn ngàn tế hạnh là quy nạp. Nếu nói đến viên mãn, tất cả Như Lai trong ba đời mười phương đều nói, nói đến vô lượng kiếp cũng không nói hết. Lời này là thật, hiện nay chúng ta có thể lãnh hội, có thể hiểu.

Trong Kinh Hoa Nghiêm nói rất rõ ràng, hết thảy chúng sanh khởi tâm động niệm đều thuộc ba loại chu biến, điều này quốc sư Hiền Thủ nói trong Hoàn Nguyên Quán. Chúng ta đã học hai lần Hoàn Nguyên Quán, đó là triết học cao cấp, khoa học cao cấp. Cho nên đối với Phật pháp, ngày nay chúng ta có lý do tin rằng, theo tôi khoảng hai ba mươi năm sau Phật pháp không phải tôn giáo. Tôn giáo diệt vong, không còn tồn tại ở thế gian, nhưng Phật pháp tồn tại. Phật pháp là gì? Phật pháp là khoa học cao cấp, triết học cao cấp.

Ngày nay kết luận mà các nhà khoa học nghiên cứu đạt được, hoàn toàn giống với Phật pháp đại thừa nói. Thế giới hồng quan, nghiên cứu vật lý hư không, nói đến biên tế của vũ trụ giống với Phật pháp nói. Kết luận của họ nói khoa học kỹ thuật có thể quan sát được 10% của toàn vũ trụ, còn 90% không nhìn thấy. Chúng ta hiểu những gì họ nói, vì sao không thấy? Chúng ta biết, trong kinh Đức Phật nói nó trở về tự tánh. Tự tánh không phải vật chất, cũng không phải tinh thần, cho nên không thể thấy được nó. Dùng phương pháp gì để kiến tánh? Buông bỏ vọng tưởng phân biệt chấp trước sẽ kiến tánh. Các nhà khoa học chưa buông bỏ, hoàn toàn dùng đệ lục ý thức.

Thế giới vi quan, họ thấy được A lại da, tam tế tướng của A lại da. Nghiệp tướng của A lại da, ngày nay khoa học gọi là định luật đàn hồi, chấn động. Nghiệp tướng của A lại da chính là động, nhất niệm bất giác là chấn động, chấn động cực kỳ vi tế. Mà tốc độ vô cùng nhanh, nghĩa là tần suất rất cao. Chuyển tướng của A lại da chính là năng biến, cảnh tướng của A lại da chính là sở biến, không dễ! Giới khoa học cận đại thành tựu điều này, hoàn toàn thực hiện những gì trong kinh Phật nói.

/ 600