/ 600
459

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 229

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Liên Hải

Biên tập: Minh Tâm

Thời gian: 22.12.2010

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội – Hongkong

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 284, hàng thứ ba, nguyện thứ 30.

“Vĩnh ly nhiệt não, tâm đắc thanh lương, sở thọ khoái lạc, do như lậu tận tỳ kheo, thị vi lạc như lậu tận nguyện”. Nguyện này giải đáp cho chúng ta một vấn đề, Di Đà xưng là Thế giới Cực Lạc. Cực lạc là gì? Nguyện này đã giải đáp cho chúng ta rồi, thực sự là tên phù hợp với thực tế. Vì sao vậy? Vì ở thế giới tha phương không có. Đặc biệt là cõi Phàm thánh đồng cư và cõi Phương tiện hữu dư. Cõi thật báo là cõi bình đẳng, chư Phật Như Lai đều gần như nhau, không có sai biệt gì lớn lắm. Duy chỉ có cõi Đồng cư sai biệt rất lớn.

Dưới đây Hoàng Niệm lão giải thích cho chúng ta. Vĩnh ly nhiệt não, nhiệt não là gì? Nhiệt não là sự bức bách của kịch khổ, thân nhiệt tâm não, nên gọi là nhiệt não. Nhiệt não chính là phiền não, kịch khổ là nỗi thống khổ rất lớn bức bách quí vị, đặc biệt là trong xã hội hiện tại. Hai chữ nhiệt não, hình dung con người hiện nay vô cùng thích đáng. Chúng ta thường nghe nói không những người thành niên có, người vị thành niên cũng có, học sinh trung học mười mấy tuổi đã có, sinh viên đại học thì không cần phải nói nữa. Thậm chí ngay cả học sinh tiểu học ngày nay cũng đã có. Từ đâu để xem? Quí vị xem học sinh tiểu học tự sát, vì sao họ mà tự sát? Nhất định là gặp những nỗi khổ rất lớn. Sự thống khổ này làm cho trẻ em cũng cảm thấy sống không bằng chết, họ mới chọn cách như vậy. Đây là một sự việc lớn, không phải là việc nhỏ. Chúng ta nếu như đọc cổ thư, từ trong cổ thánh tiên hiền để xem, Trung Quốc ngày xưa xưng hoàng đế là Thánh vương, mệnh lệnh của hoàng đế là Thánh chỉ. Thánh nghĩa là gì? Là trí tuệ, phẩm đức, học vấn của con người đạt đến trình độ đỉnh cao nhất, xưng là thánh nhân, bậc kế đến xưng là hiền nhân, xuống thêm một bậc nữa xưng là quân tử. Thánh hiền quân tử, họ có những tâm gì? Niệm niệm trong tâm là tâm giúp tất cả chúng sanh hóa giải nhiệt não. Đây là Thánh nhân. Vì nhân dân giải trừ đau khổ, sẽ không gây phiền phức thêm cho nhân dân.

Trên toàn thế giới mà nói, Trung Quốc Cổ thánh tiên hiền đặc biệt nhiều. Chúng ta từ trong lịch sử có thể nhìn thấy, một triều đại, lúc thành lập chính quyền triều đại, một nửa thời gian đầu, thông thường khoảng hai ba trăm năm, một nửa thời gian trước, chúng ta lấy 300 năm làm tiêu chuẩn, 150 năm đầu chính trị thanh minh, có thể xứng đáng được xưng là thái bình thịnh thế. Người Trung Quốc nói thái bình thịnh thế nhân dân hạnh phúc. Chính trị thanh minh đều là quan tốt, hoàng đế tốt, quan tốt. Nửa sau dần dần suy mất, nửa sau là gì? Con cháu của những người lãnh đạo này, từ nhỏ đã sống trong nhung lụa, không có ý thức lo lắng, dần dần dưỡng thành tham muốn hưởng thụ, thế là kiểu thương yêu nhân dân, quan niệm luân lý đạo đức dần dần suy đồi, đến hoàng đế cuối triều, đó là suy vi đến không giống ai nữa, có thể nói là chỉ lo hưởng thụ cho bản thân, không lo nhân dân sống chết. Đây là ép nhân dân phải tạo phản, phải làm cách mạng, lật đổ triều đại trước đó, hoàng đế mới xuất hiện. Lúc hoàng đế mới xuất hiện nhất định tuân theo Cổ thánh tiên hiền, lý niệm trị quốc bình thiên hạ, nên lại một thời thịnh thế nữa xuất hiện. Điều này trong lịch sử chư vị đều có thể nhìn thấy. Quí vị thấy Mãn Thanh gần đây, Mãn Thanh hơn 270 năm, thịnh thế khoảng 150 năm. Thuận Trị đây là mới vào Trung Quốc kiến lập chính quyền, Khang Hi 61 năm, Ung Chính 13 năm, Càn Long 60 năm, Gia Khánh vẫn coi như cũng khá, đều xem là thịnh thế. Gia Khánh trở về sau thì không được nữa rồi. Gia Khánh trở về sau quí vị xem Đạo Quang, Hàm Phong, Đồng Trị, đó chính là triều sau không bằng triều trước. Cuối đời Hàm Phong thái hậu Từ Hi chấp chính, sau khi Hàm Phong chết con trai là Đồng Trị rất nhỏ, thái hậu Từ Hi nhiếp chính, bà ta nắm quyền. Sau khi Đồng Trị chết, Đồng Trị không có con trai, cũng không cần nhận con thừa tự, lựa chọn điều gì? Lựa chọn anh em cùng hàng với ông ấy là Quang Tự, đây là gì? Thái hậu Từ Hy liền tự mình chấp chính, chọn một tiểu hoàng đế, đại quyền trong tay một mình bà ấy, nên lúc Từ hi chấp chính, quốc vận suy rồi, vô cùng rõ ràng. Thời kỳ thạnh thế, mấy vị đế vương đời nhà Thanh giai đoạn đầu, đều là lễ thỉnh các chuyên gia học giả Nho, Thích, Đạo vào cung đình để lên lớp, dạy học. Hoàng đế dẫn dắt tần phi, văn võ đại thần ngày ngày tiếp thu giáo huấn của Nho, Thích, Đạo. Mãn Thanh là người thiểu số vào làm chủ Trung Quốc, dân tộc thiểu số. Nhập quan chẳng qua cũng là quân đội hai mươi vạn quân thống trị Trung Quốc một khu vực rộng lớn như vậy, nhiều dân tộc như vậy, họ dựa vào điều gì? Dựa vào văn hóa truyền thống. Họ nói với nhân dân, lời Khổng Tử nói, lời Phật nói, lời Thánh nhân nói, người Trung Quốc liền nghe. Họ không nói là bản thân họ nói. Nếu như họ nói là bản thân mình nói ai mà nghe họ. Đây là đế vương thông minh, đế vương thật học. Thực sự nghiêm túc học tập có Ung Chính, Ung Chính đối với Nho, Thích, Đạo thực sự gọi là tinh thông, thật sự có công phu. Trong Phật Pháp cao tăng đại đức, ông và cao tăng đại đức sánh với nhau thì không hề kém cạnh. Tông môn giáo môn, hiển mật viên dung, thực sự là rất vĩ đại! Chế độ này, chế độ này quá tốt. Từ Hi phế trừ hết, không còn mời những học giả này đến cung đình để dạy học nữa, phế trừ rồi. Từ Hi thái hậu gặp phải vấn đề thì hỏi ai? Hỏi quỷ thần, Từ Hi làm việc mê tín, trong cung đình bắt đầu dùng lên đồng viết chữ, làm những việc này. Sự việc lớn thì cầu cơ, do quỷ thần quyết định, nước mất rồi. Sự việc này, năm xưa thầy chúng tôi là Chương Gia đại sư nói với tôi, tôi cũng vì nhìn thấy lên đồng viết chữ này trong lòng có hoài nghi, đó thực sự là Phật Bồ Tát sao? Tôi thỉnh giáo với thầy giáo, thầy giáo liền đem sự việc của Từ Hi Thái Hậu nói với tôi, thầy nói lên đồng viết chữ có linh không? Việc nhỏ thì linh, nhất định không phải Phật Bồ Tát, quỷ thần mạo xưng Phật Bồ Tát tuyên truyền tin tức, việc nhỏ nói rất chuẩn, việc lớn họ cũng hồ đồ, họ cũng không biết. Cho nên Phật Pháp dùng dạy học, không dùng thần thông, dùng thần thông làm Phật sự yêu ma quỷ quái đều có thần thông, họ có thể dối người, ta là Bồ tát gì đó tái lai, Phật gì đó giáng thế, đó là giả. Cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni năm xưa tại thế, một đời dạy học, 30 tuổi khai ngộ, 79 tuổi viên tịch, giảng kinh hơn 300 hội, thuyết pháp 49 năm. Có thần thông hay không? Có thần thông, không dùng thần thông làm Phật sự, tức là nói tuyệt đối không dùng thần thông để dạy người. Vì sao vậy? Yêu ma quỷ quái họ rời thần thông, họ không có biện pháp gì khác, trí tuệ đức hạnh của họ, thậm chí còn không bằng một người quân tử. Có thiện tâm, nhờ điều này làm chút việc tốt, không tránh được có hậu di chứng. Cho nên đệ tử thực sự học Phật không thể không biết. Phật Pháp là giáo dục, không phải là tôn giáo. Quí vị xem Phật Thích Ca Mâu Ni một đời, giống như Khổng Tử của Trung Quốc vậy, dạy học. Khổng Tử chỉ dạy năm năm, Phật Thích Ca Mâu Ni dạy 49 năm, dạy không phân biệt, không phân quốc tịch, không phân dân tộc, không phân tôn giáo tín ngưỡng, chỉ cần quí vị chịu đến học, Phật Thích Ca Mâu Ni đều dạy, dạy quí vị một cách bình đẳng, không nhận học phí, hoàn toàn là tình nguyện, đây là thầy giáo tốt nhất từ xưa đến nay trong thế gian, là mô phạm điển hình trong các thầy giáo. Điều này chúng ta phải nhận thức cho rõ ràng. Xưng Ngài là Phật, đây là người Ấn Độ xưng hô một cách tôn kính nhất đối với thầy giáo, người Ấn độ xưng là Phật Đà, cũng giống như người Trung Quốc xưng là Thánh nhân vậy. Trong tập quán người Trung Quốc Khổng phu tử, chỉ xưng Ngài là phu tử, không xưng Ngài là Khổng Thánh nhân. Khổng Thánh nhân là người đời sau tôn xưng Ngài. Người Ấn độ xưng là Phật đà, và người Trung Quốc xưng Thánh nhân, ý nghĩa vô cùng gần gũi. Thánh là đối với sự lý đối với nhân sanh vũ trụ, thông đạt rõ ràng, đây gọi là Thánh. Ý nghĩa của Phật đà cũng là đối với vạn sự vạn vật của nhân sanh vũ trụ giác rồi, giác ngộ, không còn mê hoặc nữa. Xưng Ngài là Phật đà, cho nên ý nghĩa rất gần nhau. Từ những cách xưng hô này, chúng ta hoàn toàn hiểu rõ được, không xưng Phật Thích Ca Mâu Ni là thần, không xưng Ngài là thần, cũng không xưng Ngài là thượng đế, cũng không nói Ngài là thiên sứ. Những danh hiệu này là của tôn giáo, trong Phật Giáo không có. Phật giáo, Phật đà là thánh nhân của người Trung Quốc. Bồ Tát người Trung Quốc xưng là hiền nhân, giác ngộ nhưng họ chưa viên mãn. A la hán, người Trung Quốc xưng là quân tử, có đức hạnh có học vấn, thực sự có thể yêu thương người, có thể chủ động để giúp đỡ người khác.

/ 600