/ 600
696

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 227

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Liên Hải

Biên tập: Bình Minh

Thời gian: 20.12.2010

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội – Hongkong


Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 280, hàng thứ ba từ dưới đếm lên, chúng ta bắt đầu xem từ nguyên văn.

“Ngã tác Phật thời, quốc trung vô bất thiện danh”. Câu này là nguyện thứ 28- quốc vô bất thiện nguyện. “Sở hữu chúng sanh sanh ngã quốc giả, giai đồng nhất tâm, trú ư định tụ”. Đây là nguyện thứ 29- trú chánh định chúng nguyện. “Vĩnh ly nhiệt não, tâm đắc thanh lương, sở thọ khoái lạc, do như lậu tận tỳ khưu”. Đây là nguyện thứ 30-lạc như lậu tận nguyện. Câu cuối cùng: “Nhược khởi tưởng niệm, tham kế thân giả, bất thủ chánh giác”. Đây là “bất tham kế thân nguyện”. Trong chương này có bốn nguyện. “Tùng hữu chương” phía bên phải chương này, “nguyện thứ 28 đến nguyện thứ 38”, ứng niệm thọ cúng. “Vị nhiếp bỉ độ chúng sanh nguyện”. Đều là Phật A Di Đà, nhiếp thọ chúng sanh Thế giới Cực Lạc. Trong mấy nguyện này, chúng ta có thể nhìn thấy Thế giới Cực Lạc, tình hình sinh hoạt của cư dân nơi đó, biểu thị thọ dụng công đức của chúng sanh trong Thế giới Cực Lạc.

“Hữu chương”, chương trước tổng cộng đầy đủ bốn nguyện, vừa rồi chúng ta đã đọc qua. Ở đây chúng ta lặp lại một lần nữa.

“Quốc trung vô bất thiện danh”, là nguyện thứ 28 nước không có điều bất thiện. Trú nơi các định trở lên, đây là nguyện thứ 29 trú nơi các chánh định. Cũng như Lậu tận tỳ kheo trở lên là nguyện thứ 30 lạc như lậu tận. Cuối cùng, nếu khởi tưởng niệm, người tham kế thân, thì tôi chưa thành chánh giác, đây là nguyện thứ 31 bất tham kế thân. Bốn chữ “bất thủ chánh giác” là tổng kết của bốn nguyện. Bốn nguyện này nếu không thành tựu, Phật A Di Đà sẽ không thủ chánh giác. Chánh giác chính là chúng ta nói Ngài chưa thành Phật. Hiện tại Ngài ở Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, thành Phật đã mười kiếp rồi. Nói cách khác, bốn nguyện trên đây ngài đều thực hiện được rồi, không có nguyện nào là nguyện suông. Dưới đây Hoàng Niệm Lão giới thiệu cho chúng ta. Mỗi một nguyện đều giới thiệu cho chúng ta. Nguyện thứ 28 quốc vô bất thiện. Trong nước Cực lạc còn không có tên các việc bất thiện, hà huống có sự thật bất thiện? Câu này là nói tóm lại. Ở Thế giới Cực Lạc không nghe đến tên của bất thiện. Thí dụ thế gian chúng ta đây nói: bất trung, bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa, đây đều là tên của việc bất thiện. Tham lam, tật đố, oán hận, đây cũng là tên của bất thiện. Thế giới Cực Lạc ngay cả những danh ngôn này đều không nghe đến, đương nhiên càng không có những sự việc bất thiện phát sanh. Hơn nữa, Ngài có thể duy trì đến mười kiếp. Phật A Di Đà thành Phật đến nay đã mười kiếp. Về sau có thể bị biến chất hay không? Có thể bị giống như thế giới chúng ta chăng? Ví dụ như trong lịch sử Trung Quốc nói là ba đời, Hạ Thương Chu, những đế vương khai quốc này tốt biết bao. Cuộc sống nhân dân cũng rất tốt, xã hội an định. Nhưng đến cuối đời, sau khi cuối đời, do vì dạy học bị sơ suất, nhân dân tham lam hưởng thụ, dần dần phong khí liền trở nên xấu, cuối cùng đến mất nước. Thương Thang sáu trăm năm thì mất nước. Nhà Chu hơn 800 năm cũng mất nước. Thế giới Cực Lạc sẽ có ngày như vậy hay không? Phật ở trong kinh điển nói với chúng ta: Thế giới Cực Lạc vĩnh viễn không có ngày suy thoái. Nguyên nhân là gì? Chúng ta nghĩ thử xem, sẽ có thể hiểu được, có thể tiếp thu được. Đó là nơi Chư Phật Như Lai dạy học, dạy học không có ngày nào gián đoạn, nơi đó gọi là Cực lạc. Lạc ở đâu? Niềm vui đó là gì? Niềm vui của thế gian chúng ta là hưởng thụ ngũ dục lục trần. Vừa đúng thế giới đó ngũ dục lục trần hoàn toàn không có. Chẳng những không có sự việc này, danh xưng ngũ dục lục trần cũng không có, danh tự cũng không có, đó đều là tên bất thiện. Từ đây chúng ta thể hội được an vui ở nơi đó, cũng giống như Khổng phu tử trong Luận Ngữ đã nói: “học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ”, niềm vui ở đây là học là thường luyện tập. Trong kinh Đại thừa đã nói: pháp hỉ sung mãn, thường sanh tâm hoan hỷ. Đó là không có khoảnh khắc nào xa rời pháp. Đây là Phật pháp, không có khoảnh khắc nào xa rời đạo. Thế gian chúng ta tuy có pháp, có đạo, trong một ngày 24 tiếng đồng hồ, nó không thể liên tục không gián đoạn. Huống là chúng sanh trong cõi pháp tánh, cõi pháp tánh là Cõi Thật báo trang nghiêm, mỗi mỗi đều là người đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh. Trong thế giới chúng ta nói đều thành Phật rồi. Làm gì có sai lầm! Trong Tứ Thánh pháp giới đã không có ác niệm, hà huống Cõi Thật báo. Huống là cõi Đồng cư, cõi phương tiện của Thế giới Cực Lạc, được oai thần của 48 nguyện của Phật A Di Đà gia trì, mỗi mỗi đều là A Duy Việt Trí Bồ Tát. Tuy bản thân chưa chứng đắc, nhưng Phật lực gia trì, trí tuệ, thần thông, đạo lực của A Duy Việt Trí Bồ Tát, người vãng sanh mỗi mỗi đều đầy đủ. Ngay cả cõi phàm thánh đồng cư hạ hạ phẩm vãng sanh cũng không ngoại lệ. Chúng ta hiểu rõ rồi, chúng ta thể hội được rồi, đây là tên phù hợp với thực tế, thực sự gọi là Thế giới Cực Lạc. Thế giới Cực Lạc này là pháp hỷ sung mãn, hoàn toàn khác với thế giới của chúng ta. Trong bốn nguyện này, đầu tiên nói với chúng ta, thế giới này không nghe thấy tên của việc bất thiện, sau đó lại nói với chúng ta, người ở thế giới này đều là trú trong các chánh định. Chánh định này chính là minh tâm kiến tánh, đại triệt đại ngộ. Lạc của họ là “lạc như vô lậu”, lậu tận này không phải là A la hán. A la hán là Tiểu thừa lậu tận. Đại thừa A la hán là ai? Bồ Tát pháp vân địa. Thập địa Bồ Tát là Đại thừa A la hán. Sự an vui đó cũng giống như sự hưởng thụ của thập địa Bồ Tát. Điều này chúng ta không thể nào lãnh hội được. Cuối cùng là khích lệ chúng ta.

/ 600