/ 600
661

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 216

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên tập: Bình Minh

Thời gian: 07.12.2010

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội – Hongkong


Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống! Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 267, hàng thứ tư năm kinh văn.

“Ngã tác Phật thời, thập phương chúng sanh, văn ngã danh hiệu, phát bồ đề tâm, tu chư công đức, phụng hành lục ba la mật, kiên cố bất thoái, phục dĩ thiện căn hồi hướng, nguyện sanh ngã quốc”. Đến đây là nguyện thứ 19, thứ 19 là nguyện Nghe Danh Phát Tâm, xem tiếp văn bên dưới.

“Nhất tâm niệm Phật, trú dạ bất đoạn, lâm thọ chung thời, ngã dữ chư Bồ Tát chúng, nghênh hiện kỳ tiền, kinh tu du gian, tức sanh ngã sát, tác A Duy Việt Trí Bồ Tát, bất đắc thị nguyện, bất thủ chánh giác”. Đây là nguyện thứ 20 Lâm Chung Tiếp Dẫn.

Chúng ta xem chú giải của Hoàng Niệm Lão: “Chương bên phải”, chương này. Cư sĩ Hạ Liên Cư hội tập phẩm kinh này là dùng 24 chương, 48 nguyện, bao hàm cả nguyên văn cổ dịch trong đó, cho nên chúng ta xem trong chú giải thường thấy chương. Chương này bao gồm hai nguyện, mười chín là nguyện Nghe Danh Phát Tâm và 20 là nguyện Lâm Chung Tiếp Dẫn.

Đầu tiên giải thích về danh tướng trong nguyện văn: “Thập phương chúng sanh, văn ngã danh hiệu”. Danh hiệu tức là danh tự, hiển thể làm danh, tên rõ ràng đối với bên ngoài, hiển lộ rõ ràng ra bên ngoài. Mà hiệu lệnh đối với thiên hạ làm hiệu. Danh và hiệu đồng thể, từ này thông dụng đối với Chư Phật Bồ Tát, đối với kinh này thường chuyên chỉ danh hiệu đấng đạo sư ở thế giới Cực Lạc, nghĩa là Phật A Di Đà.

Trong xã hội hiện tại, đây cũng coi như là cộng nghiệp của chúng sanh. Cộng nghiệp bất thiện, cho nên chiêu cảm thời loạn, loạn bao lâu rồi? Nếu nhìn từ thời ông Tăng Quốc Phiên, đến nay đã 200 năm. Tăng Quốc Phiên là nhân vật nổi tiếng, học rất giỏi, không dám nói ông là thánh nhân, nhưng hiền nhân thì rất xứng đáng, thánh hiền quân tử. Đạo đức, văn chương đều khiến cho người hiện đại kính ngưỡng. Gia huấn, gia thư của ông, có thể nói vẫn là điển phạm rất tốt cho người hiện đại tu thân, tề gia, xử thế. Khi ông còn tại thế, rất cảm khái vì người đọc sách không đạt được thật học, mượn danh đi học để thi khoa cử, vẫn là tự tư tự lợi, không thật sự vì nhân dân vì quốc gia phục vụ, cho nên nếp sống ngày càng đi xuống. So với thời thạnh thế của Khang Hy Càn Long ngày xưa, khoảng cách quá xa, suy thoái rất rõ ràng. Trong ngôn ngữ văn tự thường hiển lộ ra sự bi ai oán thán không còn cách nào khác.

Cho nên tôi nói 100 năm trước, từ thái hậu Từ Hy chấp chánh là bắt đầu lơ là đối với truyền thống văn hóa, có thể nói là không còn coi trọng, trên làm sao dưới làm vậy. Sau khi nhà Thanh mất đến nay lại 100 năm, 100 năm này không phải nói là suy, mà đã hoàn toàn vứt bỏ, xã hội bây giờ không cần nó. Lơ là đến vứt bỏ, khiến cho xã hội ngày nay động loạn, ngay địa cầu cư trú của chúng ta cũng xuất hiện thiên tai thảm họa nghiêm trọng. Các nhà khoa học phương tây, phương đông cũng có những người minh triết đưa ra lời cảnh cáo. Nếu không cải tà quy chánh, bỏ ác dương thiện, quay đầu là bờ chỉ sợ không tránh khỏi thiên tai. Thiên tai này rất lớn, người học Phật chúng ta nghe đến điều này đều tin. Nó là thật không phải giả, vì sao vậy? Vì trong kinh điển đại thừa Đức Phật thường nói, nói về nguyên lý nguyên tắc. Nguyên lý cao nhất là tất cả vạn pháp duy tâm sở hiện, duy thức sở biến. Lại nói: “tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”, tất cả pháp có quan hệ mật thiết nhất với chúng ta là thân thể của chúng ta. Thân thể chúng ta từ đâu mà có? Từ tâm tưởng sanh. Cha mẹ là duyên không phải nhân, nhân là tâm tưởng của chúng ta. Sơn hà đại địa, hoàn cảnh cư trú của cuộc sống chúng ta. Ngày nay các nhà khoa học nói địa cầu này, hệ thái dương, hệ ngân hà từ đâu mà có? Đều từ tâm tưởng sanh. Nếu tâm không tưởng không có những hình tướng này, những hình tướng này_bây giờ chúng ta đem những hiện tượng giữa vũ trụ phân thành ba loại lớn. Hiện tượng vật chất, hiện tượng tự nhiên, hiện tượng tinh thần, bao gồm tất cả, ba loại lớn này đều không nằm ngoài tâm tưởng sanh.

Tâm chúng ta thanh tịnh, thân tâm thanh tịnh, thân sẽ thanh tịnh, vũ trụ thanh tịnh. Tâm ta nhiễm ô, như vậy tất cả đều nhiễm ô. Ý niệm chúng ta lương thiện, cảnh giới trong ngoài đều thiện. Ý niệm chúng ta bất thiện, như vậy tất cả đều bị hủy hoại. Ngày nay chúng ta sống trong ý niệm nào? Chúng ta sống trong sự nhiễm ô, bất thiện. Ô nhiễm và bất thiện đạt đến cực điểm, đây là nguyên nhân các nhà khoa học gọi là ngày tận thế. Ngày tận thế khi nào đến? Họ nói đã sắp đến. Thật vậy, nhà dự ngôn ngày xưa, sách của họ chúng tôi cũng đã xem.

/ 600