/ 600
497

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

淨土大經解演義

Tập 210

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Liên Hải

Biên tập: Minh Tâm

Thời gian: 30.11.2010

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội – Hongkong

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 259, hàng thứ tư từ dưới đếm lên, bắt đầu xem từ đoạn kinh văn.

“Ngã tác Phật thời, thập phương chúng sanh, văn ngã danh hiệu, chí tâm tín nhạo, sở hữu thiện căn, tâm tâm hồi hướng, nguyện sanh ngã quốc, nãi chí thập niệm, nhược bất sanh giả, bất thủ chánh giác, duy trừ ngũ nghịch, phỉ báng chánh pháp.” Chương này chỉ có một nguyện.

Chúng ta xem chú giải của Niệm công. “Lại nguyện thứ mười tám, nguyện thập niệm tất sanh”. Nhật chỉ cho Nhật Bản. Cổ đức Tịnh Tông giản lượng các kinh. Trong các kinh khác, tức ngoài bộ kinh này ra, tất cả các kinh mà Phật Thích Ca Mâu Ni đã giảng trong 49 năm, gọi là các kinh khác.

Hoa Nghiêm rất chân thật. Nếu như so sánh với kinh này, tức là đem đối chiếu với nhau, “thì kinh này là chân”. Đây là so sánh từng tầng từng tầng một, đây là tầng thứ nhất. Thế Tôn năm xưa tại thế, ba mươi tuổi khai ngộ, sau khi khai ngộ liền giảng kinh dạy học, mãi cho đến lúc Ngài viên tịch. Ngài viên tịch năm 79 tuổi, 30 tuổi bắt đầu giảng kinh, một đời giảng kinh dạy học 49 năm. Điều này trong kinh thường nói đến. Thuyết pháp hơn 300 hội, 49 năm. 49 năm không có một ngày ngừng nghỉ, thân khẩu ý tam luân tuyên thuyết. Thân làm gương mẫu cho chúng ta thấy, đây là thân giáo. Những gì Ngài nói trong một đời Ngài đã làm được hết rồi, Ngài không làm được Ngài sẽ không nói. Những điều Ngài nói ngài đều đã làm trước rồi, sau đó mới giảng giải cho mọi người nghe. Đây là Phật Bồ Tát, đây là thánh nhân. Nếu như nói rồi mà bản thân không làm được, đó gọi là gạt người, không có ai tin tưởng. Phật đều làm được rồi. Tất cả những kinh Đức Phật nói trong 49 năm bộ kinh nào là quan trọng nhất, có thể làm đại biểu cho 49 năm thuyết pháp? Sự việc này vào thời đại Tùy Đường, người Nhật Bản, hơn một nửa người xuất gia Nhật bản, người tại gia cũng có, đến Trung Quốc tham học, hiện nay nói là du học, sau khi trở về đem Phật giáo mang về nước. Ở Nhật bản trước sau đã kiến lập được 13 tông phái, còn nhiều hơn Trung Quốc. Đại Tiểu thừa của Trung Quốc tổng cộng có mười tông phái, Nhật bản có mười ba tông phái. Những Tổ sư đại đức Nhật bản hơn một nửa là học trò của đại sư Trí Giả và học trò của đại sư Thiện Đạo. Cho nên người Nhật bản sùng bái là hai vị đại sư này. Đại sư Trí Giả truyền Thiên Thai Pháp Hoa tông. Người Nhật bản đọc kinh, đọc đề kinh Pháp Hoa rất nhiều, Nam mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, họ chỉ đọc cái này. Người niệm Phật rất nhiều. Hoằng dương Kinh Vô Lượng Thọ còn thịnh hành hơn cả Trung Quốc, chú giải Kinh Vô Lượng Thọ có hơn hai mươi loại, Trung Quốc chỉ có hai loại. Họ nghiên cứu so sánh, gần như công nhận là Kinh Hoa Nghiêm đại biểu cho tất cả các kinh Phật Thích Ca Mâu Ni đã thuyết trong 49 năm. Cho nên xưng Kinh Hoa Nghiêm là pháp luân căn bản.

Năm xưa tiên sinh Phương Đông Mỹ, ông giới thiệu cho chúng tôi Kinh Hoa Nghiêm là Phật kinh triết học khái luận, cũng tôn sùng nó là bộ kinh số một trong Phật Pháp. Bởi vì mười tông phái ở Trung Quốc, giáo nghĩa của từng tông phái đều có trong Kinh Hoa Nghiêm, cho nên xưng Hoa Nghiêm là pháp luận căn bản điều này rất có lý. Kinh Hoa Nghiêm so sánh với bộ kinh này thì bộ kinh này là chân, đó chính là vượt qua Hoa Nghiêm. Vì sao vậy? Kinh Hoa Nghiêm đoạn cuối cùng, Bồ Tát Phổ Hiền thập đại nguyện vương quy về Cực lạc, cũng tức là nói 53 lần tham bái, Thiện tài đồng tử cuối cùng chứng đắc Phật quả cứu cánh viên mãn, là Thế Giới Tây Phương Cực Lạc. Cho nên Hoa Nghiêm đến cuối cùng vẫn là quy về với vô lượng thọ, vẫn quy về A Di Đà Phật. Đây liền trở thành số một của số một, thực sự là kinh số một mà Thế Tôn xuất thế đã nói.

Trước đây chúng ta xem qua rồi. Hoàng Niệm Lão trích dẫn lời của đại sư Thiện Đạo, đại sư Thiện Đạo từng nói: Như Lai sở dĩ hưng xuất thế, duy nói Di Đà bổn nguyện hải. Đây là người Trung Quốc nói. Ý của nó là tất cả Bồ Tát trong mười phương thế giới thành Phật, sau khi thành Phật nhất định là hoằng pháp lợi sanh, giảng kinh dạy học. Giảng những gì? Ngài nói “duy nói Di Đà bổn nguyện hải”, tức là bộ kinh này, chính là Kinh Vô Lượng Thọ, so với nguyện chư Phật tán thán chúng ta đã đọc ở đoạn trước, ý nghĩa hoàn toàn tương đồng. Vì sao chư Phật đều giảng kinh này? Không có gì khác. Kinh này là phổ độ tất cả, không giống như những kinh khác, quí vị xem Kinh Hoa Nghiêm, người thực sự đủ điều kiện học Kinh Hoa Nghiêm là 41 vị pháp thân đại sĩ. Ý này là nói người mà Hoa nghiêm độ là hàng thượng thượng căn, không phải là người phổ thông. Hàng thượng thượng căn trong một vạn người khó tìm được một người, e rằng ngay cả một người cũng tìm không ra. Thực sự không dễ dàng! Mà kinh này tất cả thượng thượng căn cũng độ, hạ hạ căn cũng độ, Thế giới Cực Lạc tứ độ tam bối cửu phẩm, tức là tất cả chúng sanh đều bao hàm hết trong đó. Cho nên nó còn chân thật hơn cả Kinh Hoa Nghiêm.

/ 600