533

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

淨土大經解演義

Tập 209

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Liên Hải

Biên tập: Bình Minh

Thời gian: 29.11.2010

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội – Hongkong

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải. trang 258, hàng kinh văn thứ tư.

“Ngã tác Phật thời, thập phương thế giới, vô lượng sát trung, vô số chư Phật, nhược bất cộng xưng thán ngã danh, thuyết ngã công đức, quốc độ chi thiện giả, bất thủ chánh giác.”

Chương này chỉ có một nguyện, nguyện thứ mười bảy. Chúng ta xem chú giải của Niệm Lão.

Phía bên phải nguyện thứ mười bảy, nguyện chư Phật xưng tán. Xưng là xưng dương, tán là tán thán. Bản Hán dịch viết: lúc tôi làm Phật, khiến cho tên tôi vang khắp tám phương trên dưới. Tám phương trên dưới chính là mười phương, vô số Phật quốc chư Phật mỗi mỗi đều ở trong chúng đệ tử tán thán công đức tôi và các thiện của quốc độ, chư thiên nhân dân, các loại nhuyễn động, nghe tên của tôi đều vui mừng sanh đến nước tôi. Các bản Ngô dịch, Vọng Tây nói: trong sáu tám nguyện, sáu tám tức là trong 48 nguyện, nguyện này chí yếu, nguyện này đích thực đại sư Vọng Tây nói không sai, thực sự vô cùng quan trọng. Phật A Di Đà, chúng ta từ những phẩm trước đọc xuống, biết được nguồn gốc Thế giới Cực Lạc như thế nào. Điểm này rất quan trọng, thế giới này lai lịch như thế nào, mà nó xây dựng một đạo tràng tu học tốt như vậy. Mục đích chính là muốn tiếp dẫn mười phương thế giới, đặc biệt là chúng sanh trong lục đạo. Chúng sanh trong lục đạo mê sâu quá, sống khổ quá. Nếu như không có người giúp đỡ họ, họ thực sự, điều này chúng ta có thể thể hội một cách sâu sắc. Chúng ta sanh vào thời đại này, chúng sanh càng mê càng sâu, quay đầu lại không được. Tiếp tục như vậy phải làm sao? Tiếp tục nhất định là toàn cả thế giới này đều bị hủy diệt, sau khi hủy diệt rồi làm lại. Đây cũng là chân tướng sự thật.

Các nhà khoa học nói với chúng ta, vào năm vạn năm trước, khoa học kỹ thuật trên trái đất này cũng rất phát triển, có thể vượt qua cả hiện đại, thời đó trên trái đất xuất hiện một nước Đại Tây. Nguồn năng lượng là từ trong thái không mà lấy về, không có nhiễm ô, không có âm thanh, máy bay, xe hơi tất cả đều không có âm thanh, không có ô nhiễm. Con người mê vào khoa học kỹ thuật. Đối với những lời giáo huấn của thần thánh, cổ thánh tiên hiền họ đều sơ suất, dẫn đến xã hội hỗn loạn, đạo đức tiêu vong. Khoa học kỹ thuật phát triển, đạo đức không còn nữa, giữa người và người là tranh danh đoạt lợi. Cuộc sống mục nát. Trong tình hình này, trong kiếp nạn này, quốc gia này toàn bộ bị chìm xuống đáy biển, đây nguyên nhân là gì? Hiện nay chúng ta học Phật hiểu được, là tham lam. Tâm người tham lam không có điểm dừng. Môi trường trên trái đất này nó cảm ứng đến chính là hiện tượng này, xuất hiện hiện tượng này, cảnh tùy tâm chuyển. Lòng người tham lam, trái đất này lại không kiên cố. Chư vị đọc Kinh Địa Tạng, trong kinh Địa Tạng nói Kiên Lao địa thần. Địa này là đại địa rất kiên cố, nếu như con người tham lam, đại địa này sẽ không kiên cố nữa, liền mềm ra, lỏng ra, rất dễ dàng sụt xuống, là đạo lý như vậy. Cho nên nước Đại Tây chìm xuống đáy biển. Nơi này ở đâu? Tại Đại Tây dương, tức là con đường hàng hải giữa Mỹ đến châu Âu, chìm ở nơi đó, nên biển đó xưng là Đại tây dương, trước đây là nước Đại tây.

Ngày nay chúng ta khoa học kỹ thuật trên trái đất phát triển, gần như cũng đạt đến trình độ này, cho nên con người cũng không tin tưởng luân lý đạo đức, cũng không tin tưởng tổ tông, khởi tâm động niệm đều là tổn người lợi mình, như vậy không nguy rồi sao! Cho nên rất có thể lần kiếp nạn này, giống như nước Đại tây bị chìm xuống đáy biển, sẽ diễn ra lần nữa, vậy là nguy quá rồi, có thể cứu vãn không? Trên Phật Pháp mà nói, có thể cứu vãn. Vì sao vậy? Cảnh tùy tâm chuyển. Cách cứu như thế nào? Ngay các nhà khoa học nói với chúng ta, thứ nhất phải bỏ ác làm thiện. Ý niệm bất thiện, thứ trái với luân lý đạo đức, chúng ta phải vứt bỏ nó. Trung Quốc đối với phương diện này, cổ thánh tiên hiền nói rất hay. Trong giáo dục truyền thống đích thực chỉ có bốn khoa, rất dễ nhớ. Có lịch sử ghi chép, có thể khảo chứng, đã năm ngàn năm rồi. Năm ngàn năm trở lên không có văn tự, không thể nói không có văn hóa. Văn hóa Bà la môn cổ Ấn Độ, hơn mười ngàn năm. Lúc tôi giao lưu với họ, họ nói với tôi: Họ ước tính có lẽ có 13.000 năm rồi. Tôi nghĩ Trung Quốc cũng không thua họ. Những luân lý đạo đức này, ở Trung Quốc thâm căn cố đế đời đời truyền nhau rồi.