/ 600
1.006

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 201

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên tập: Minh Tâm

Thời gian: 21.11.2010

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội _HongKong


Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 241, hàng thứ ba từ dưới đếm lên.

Trong chương này tự biết những thiện ác trong túc mạng từ vô lượng kiếp, là đệ lục túc mạng thông nguyện. Túc là túc thế, tức đời quá khứ, tục xưng là đời trước. Điều này đều rất dễ hiểu, nói đời quá khứ. Mệnh là chỉ sanh mạng, cho nên túc mạng tức là chỉ nhiều đời trong quá khứ, có thể biết được vô số thiện ác tạo ra trong nhiều đời quá khứ gọi là túc mạng thông. Chân Giải nói: “Sự tạ ư vãng”, vãng là quá khứ, sự việc đã qua, đây gọi là “túc”. Pháp quá khứ. Vãng pháp là pháp trong quá khứ, liên tục gọi là mệnh, mệnh nghĩa là như vậy. “Do chiếu sáng không bị tắc nghẽn, gọi là túc mệnh thông”, ý nghĩa hoàn toàn tương đồng. Hội Sớ lại nói: “Có thể biết tự thân một đời hai đời ba đời, cho đến trăm ngàn đời túc mạng và những việc mình làm. Cũng có thể biết túc mạng của mỗi chúng sanh trong lục đạo và việc họ làm, gọi là túc mạng thông”. Ý nghĩa của túc mạng thông, cổ nhân nói nghĩa là biết trong đời quá khứ của mình. Điều này chứng minh tánh mạng con người là vĩnh hằng, không có sanh tử. Sanh tử là chỉ thân thể nhục thân này của chúng ta, nhục thân có sanh tử. Sanh mạng là vĩnh hằng, người thế gian thường gọi là linh hồn. Thật ra hồn là có thật, nó không linh, nếu linh nó sẽ không tạo nghiệp. Nó vẫn tiếp tục tạo nghiệp, cho thấy nó không linh. Khổng tử gọi nó là mê hồn, là du hồn, điều này rất có đạo lý, rất có lý. Nó không giác ngộ, không ra khỏi lục đạo. Nếu giác ngộ, như vậy không gọi là du hồn, không gọi là linh hồn, mà gọi là linh tánh. Đây là thật, vĩnh hằng bất diệt. Trong tứ thánh pháp giới gọi là linh tánh, trong lục đạo gọi họ là linh hồn. Danh xưng khác nhau, nhưng thật ra cùng một vấn đề, là xưng hô khác nhau giữa mê và ngộ. Thật sự hiểu rõ ràng minh bạch vấn đề này, đã khẳng định, đối với việc sợ hãi về sanh tử sẽ tiêu trừ, không còn tham sống sợ chết, quý vị biết đích thực không có sanh tử.

Trong hội Lăng Nghiêm có một câu chuyện, vua Ba Tư Nặc thỉnh giáo Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Vì trong kinh Phật thường nói, trong nhục thân này của chúng ta có linh tánh, tuy thân có sanh diệt, nhưng linh tánh không hề sanh diệt. Thân thể này của chúng ta, bộ phận nào là linh tánh? Phàm là vật chất chúng ta gọi là nhục thể, vật chất có sinh diệt, linh tánh quả thật không có sanh diệt. Đức Phật dùng tánh thấy để ví dụ, để ông lãnh hội tường tận trong đó.

Đức Phật đưa ra ví dụ, hỏi ông ta, ngươi mấy tuổi nhìn thấy sông Hằng? Suốt đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở hai bên bờ sông Hằng giảng kinh thuyết pháp thời gian rất dài, cho nên trong kinh thường dùng sông Hằng làm ví dụ. Vị quốc vương này nói, ông nhìn thấy khi ba tuổi, mẫu thân đưa ông đi dự hội, hội của Bà la môn giáo. Đi qua sông Hằng, biết được dòng sông này, lần đầu tiên nhìn thấy. Đức Phật nói ông thấy được năm ba tuổi_năng lực thấy của ông, đến lúc 13 tuổi có gì biến đổi chăng? 3 tuổi và 13 tuổi thân thể có biến hóa, đã lớn. Nhưng cái thấy lúc 13 tuổi và cái thấy lúc 3 tuổi có biến hóa chăng, là nói năng lực thấy? Vua Ba Tư Nặc nói hình như không có thay đổi. Đức Phật nói 13 tuổi đến 23 tuổi, 23 tuổi đến 43 tuổi, lúc đó vua Ba Tư Nặc 62 tuổi. Ngươi xem, thân thể con người cứ mười năm mười năm suy yếu, có biến hóa. Đức Phật nói có biến hóa là có sanh diệt, sẽ có sanh tử. Còn cái thấy đó, 3 tuổi nhìn thấy, 13 tuổi nhìn thấy, đến lúc ông 62 tuổi nhìn thấy, ông đều có thể thấy. Lớn tuổi hoa mắt, hoa mắt là do mắt thịt ngươi có vấn đề, không phải tánh thấy, tánh thấy không có vấn đề. Bây giờ chúng ta đeo mắt kính, không phải khôi phục lại rồi sao? Chúng ta không thể nói đôi mắt thấy, mà là năng lực thấy của mình. Chứng tỏ năng lực thấy không có thay đổi, tai vẫn nghe như nhau, năng lực nghe không có biến hóa, không có biến hóa tức không sanh không diệt. Có biến hóa là có sanh diệt, không có biến hóa là không có sanh diệt. Vua Ba Tư Nặc nghe hiểu, vô cùng hoan hỷ, biết rằng trong thân sanh diệt này có bất sanh bất diệt. Không sanh không diệt là tôi, sanh diệt không phải tôi.

/ 600