/ 600
533

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 182

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên tập: Bình Minh

Thời gian: 01.11.2010

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội _HongKong

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 210, hàng thứ hai.

“Thế Gian Tự Tại Vương Phật, tức vi Pháp Tạng nhi thuyết kinh ngôn: Thí như đại hải, nhất nhơn đấu lượng, kinh lịch kiếp số, thượng khả cùng để, nhân hữu chí tâm cầu đạo, tinh tấn bất chỉ. Hội đương khắc quả, hà nguyện bất đắc, nhữ tự tư duy, tu hà phương tiện, nhi năng thành tựu, Phật sát trang nghiêm, như sở tu hành, nhữ tự đương tri, thanh tịnh Phật quốc, nhữ ưng tự nhiếp”.

Đoạn này là Đức Phật làm chứng cho ngài, đây là đoạn kinh văn thứ nhất. Đức Phật dạy ngài tu hành, chứng quả, độ sanh đều phải tự nhiếp.

Chúng ta xem chú giải của Hoàng Niệm Tổ: “Đại ý đoạn bên phải”, đại ý đoạn kinh văn bên phải, Đức Phật trả lời tỳ kheo Pháp Tạng, “ví như một người có thể đo lường được nước của biển cả, trải qua nhiều kiếp, cũng không thể thấy được đáy biển”. Đây là ví dụ, cổ nhân nói, không thể đo lường được nước biển, nghĩa là nó quá nhiều. Thật ra căn cứ theo logic mà nói, dùng đấu để lo lường, thời gian dài không nghỉ ngơi, nước biển cũng có thể đo được hết. Ý của Phật chính là nói đến điều này, nước biển có thể đo lường được. “Ví như con người chí tâm cầu đạo, tinh tấn không thôi, chắc chắn đều được chứng quả”. Thiên hạ làm gì có đạo lý không thành tựu? Đây là việc thiên hạ, mấu chốt ở đây chính là hai chữ này chí tâm. “Vô cùng chí tâm”, dùng tâm đến cực điểm, cầu đạo. “Hội giả”, pháp sư Nghĩa Tịch nói “đều là”, pháp sư Cảnh Hưng nói “cũng tất nhiên”. “Khắc” bên dưới đã nói, cùng một nghĩa với hai chữ khắc bên dưới, bây giờ giản thể dùng chữ khắc này, chúng ta biết là được. Ý nghĩa là sát giả, giết, gọi là khắc địch, nghĩa là tiêu diệt kẻ địch, có nghĩa là tất nhiên, có nghĩa là thỏa thích, có nghĩa là được, có bốn ý nghĩa. Ở đây áp dụng nghĩa sau cùng, là được.

“Lại có nguyện gì, không thể cầu được”, khắc quả chính là cầu được, có nguyện tất thành, Đức Phật làm chứng cho ngài. Bên dưới trích dẫn của cư dĩ Bành Thiệu Thăng, một đoạn trong Vô Lượng Thọ Kinh Khởi Tín Luận giải thích rằng: “Pháp Tạng nói: Ta phát tâm vô thượng chánh giác, nên biết tất cả nguyện vương đều sanh ra từ vô thượng chánh giác, tất cả Tịnh độ cũng kiến lập từ đây. Vừa phát tâm này Cực Lạc trang nghiêm đồng thời đầy đủ. Cho nên nói, chí tâm cầu đạo, tinh tấn không thôi, chắc chắn thành tựu, không nguyện nào không được”. Bên dưới vẫn còn một câu chúng ta đọc tiếp. “Sao lại như vậy? Tất cả pháp không lìa tự tâm”. Đến đây là một đoạn nhỏ.

Bành Thiệu Thăng chính là Bành Tế Thanh, người dưới thời vua Càn Long nhà Thanh. Đây là vị cư sĩ tại gia, là một vị cư sĩ rất đáng nể, thông tông thông giáo, hiển mật viên dung. Trong thời cận đại chúng ta như cư sĩ Hạ Liên Cư, cư sĩ Mai Quang Hy, trong số cư sĩ có rất nhiều người tu học thành tựu. Đây không phải là người bình thường, ông viết một cuốn sách tên là Vô Lượng Thọ Kinh Khởi Tín Luận, trong này có nói một đoạn liên quan với đoạn kinh văn này. Trong kinh Pháp Tạng nói: “Ta phát tâm vô thượng chánh giác”, câu này ở trước chúng ta có đọc đến, nghĩa là ngài phát tâm cầu vô thượng chánh đẳng chánh giác. Bành Tế Thanh nói với chúng ta: “Nên biết vô thượng chánh giác”, vô thượng chánh đẳng chánh giác. Vấn đề này trong Thiền tông gọi là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật. Trong Giáo môn gọi là đại khai viên giải, trong Tịnh độ tông gọi là lý nhất tâm bất loạn. Danh xưng khác nhau, nhưng cùng một vấn đề, đồng một cảnh giới. Chỉ cần phát tâm này, phàm phu liền thành Phật, nên biết rằng phàm phu thành Phật chỉ trong một niệm. Tâm này không phát thì thôi, phát là sẽ thành Phật.

Trong Kinh Hoa Nghiêm chúng ta thấy, sơ phát tâm bồ đề là đã thành Phật đạo, vì sao vậy? Vì phàm và thánh chỉ sai biệt ở nhất niệm này. Nhất niệm mê quý vị là phàm phu, nhất niệm này mê, niệm niệm đều mê. Nhất niệm giác, niệm niệm đều giác, họ không mê nữa. Giác là chân tâm, mê là vọng tâm, mê gọi là A lại da. Phật pháp nói trên phương diện lý luận, phàm phu làm Phật cần thời gian bao lâu? Nhất niệm này thay đổi lập tức thành Phật. Vì sao? Ở sau nói: Tất cả pháp không rời tự tâm. Trong kinh Đức Phật thường nói: Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nhất niệm này giác không phải đã thành Phật rồi ư? Vì thế nhất niệm tâm này rất khó phát. Chư vị phải biết rằng, A la hán chưa phát, Bích Chi Phật chưa phát, Quyền giáo Bồ Tát cũng chưa phát. Quyền giáo Bồ Tát chính là Phật và Bồ Tát trong mười pháp giới, nếu tâm này phát ra mười pháp giới không còn, mười pháp giới biến mất. Biến mất, cảnh giới gì xuất hiện? Cõi thật báo trang nghiêm của Chư Phật xuất hiện. Thật ra cõi thật báo trang nghiêm của Chư Phật, nghĩa là cõi thật báo trang nghiêm của chính mình.

/ 600