/ 600
600

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 163

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên tập: Bình Minh

Thời gian: 11.10.2010

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội – Hongkong


Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 188 hàng thứ nhất, bắt đầu xem từ kinh văn.

“Hữu đại quốc vương, danh Thế Nhiêu Vương, văn Phật thuyết pháp, hoan hỷ khai giải, tầm phát vô thượng, chơn chánh đạo ý, khí quốc quyên vương, hành tác Sa Môn, hiệu viết Pháp Tạng”.

Đoạn này là kinh văn, đoạn này Đức Thế Tôn giới thiệu cho chúng ta về lịch sử của Phật A Di Đà, Phật pháp gọi là nhân địa, Phật A Di Đà từ đâu đến.

Chúng ta nên nhớ, kinh văn ở trước nói với chúng ta là rất lâu về trước. Từ kiếp rất lâu xa về trước, thế gian này có một vị Phật ra đời, hiệu là Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai, chắc chắn không phải thế giới này của chúng ta. Lịch sử thế giới của chúng ta, không có y cứ này, đây là thế giới tha phương. Người trong thế giới này phước báo rất lớn, từ thọ mạng của Phật có thể thấy được, ngài trú thế 42 kiếp, giảng kinh thuyết pháp cho người thế gian.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện trên địa cầu chúng ta vào 3000 năm trước. Theo lịch sử ghi chép, khi Phật xuất hiện là năm thứ 24 của Chiêu Vương thời nhà Chu, năm Giáp dần. Ngài viên tịch là năm thứ 53 của Chu Mục Vương, trú thế 80 năm, 80 tuổi. Thế Gian Tự Tại Vương Phật trú thế rất lâu, 42 kiếp, kiếp là đơn vị thời gian của Ấn độ cổ. Cách tính của nó là thế giới chúng ta, thế giới này có thành trụ hoại không, mỗi lần thành trụ hoại không gọi là một đại kiếp. Chúng ta đều biết, giữa vũ trụ có tính chu kỳ, trong Phật pháp nói tính chu kỳ đều rất lớn. Ví dụ người Maya dự ngôn về thảm họa năm 2012 là một chu kỳ nhỏ, nghĩa là hệ thái dương và hệ ngân hà đối tề. Chúng ta biết, chúng ta biết mặt trời chạy quanh hệ ngân hà, hơn 5 vạn năm có một lần đối tề, hơn 5 vạn năm mới gặp một lần đối tề. Chu kỳ thành trụ hoại không này rất lớn, điều này lịch sử không thể ghi chép. Vì sao vậy? Vì tinh cầu đã hủy diệt. Không những là địa cầu, mà cả hệ thái dương đều bị hủy diệt, điều này chúng ta đều có thể lý giải. Trong hư không thường có hiện tượng tinh hệ sanh thành hủy diệt, trong kính viễn vọng của thiên văn đều có thể thấy được, nhưng không phát hiện được tính chu kỳ của nó. Sau khi hoại, nó lại sanh thành, vì thời gian của nó quá dài, khoa học không có cách nào phát hiện. Trong kinh điển nói rất rõ ràng, kiếp có tính chu kỳ rất lớn, có bao nhiêu chu kỳ? Một chu kỳ gọi là một kiếp, 42 kiếp tức là 42 chu kỳ. Giống như hệ thống hành tinh này của chúng ta, là 42 lần thành trụ hoại không, thời gian này rất dài, chúng ta không thể tính đếm được.

Khi Phật Thế Gian Tự Tại Vương ra đời_cho nên thời gian Phật trú thế cũng dài, ngài trú thế 42 kiếp. Trong thính chúng của ngài có một vị quốc vương, vị vua này là quốc vương lớn, tên là Thế Nhiêu Vương. Thế Nhiêu Vương, chúng ta biết nhất định đây là tôn xưng của nhân dân đối với ông, vì sao vậy? Vì vị vua này thống trị giỏi. Phật Bồ Tát ứng hóa tại thế gian, thế gian này phong nhiêu. Nghĩa là như ngày nay chúng ta nói, là một quốc gia có nguồn văn hóa, tài nguyên vô cùng phong phú, vô cùng phát đạt. Người xưa gọi là thái bình thạnh thế, đặc biệt là phương diện văn hóa. Quý vị xem có Phật xuất thế, điều này rất khó được, đúng là hy hữu khó gặp. Nhân dân phước báo lớn, quốc vương phước báo lớn, chiêu cảm Phật Bồ Tát xuất hiện, mà còn trú thế rất lâu. Thế Nhiêu Vương là học sinh của Tự Tại Vương Phật. “Nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ khai giải”. Ngài nghe hiểu, minh bạch.

Trong Phật giáo khai ngộ có hai loại, một loại gọi là giải ngộ_Tín giải hành chứng, giải ngộ, một loại khác gọi là chứng ngộ. Từ chỗ này chúng ta thấy, hành vi của vị quốc vương này, chúng ta biết ông đã chứng ngộ, không phải giải ngộ. Giải ngộ ông không làm được, không thể làm được “từ bỏ quốc vương”, không cần ngôi vị quốc vương, nhường cho người khác. Bản thân xuất gia, làm đệ tử xuất gia của Thế Tự Tại Vương Như Lai, trở thành Tỳ kheo. Từ đây để thấy, ông nhất định là chứng ngộ.

Cảnh giới chứng ngộ không phải cảnh giới bình thường, như trong kinh điển đại thừa nói, nhất định là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh. Không phải cảnh giới đó, ông không dễ xuất gia. Đặc biệt là sau khi xuất gia học đạo, phát tâm vô thượng. Ở trước rất nhiều chư vị tổ sư đại đức đều nói, ngài sơ phát tâm đã là pháp thân Bồ Tát, đăng địa Bồ Tát. Không phải địa vị cao như thế, ngài không thể phát tâm đại bồ đề, kiến lập thế giới Cực Lạc nói đâu có dễ!

/ 600