536

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

淨土大經解演義

Tập 161

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên tập: Minh Tâm

Thời gian: 09.10.2010

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội – Hongkong

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 186 hàng thứ tư, xem danh hiệu thứ tám trong mười hiệu.

“Thứ tám, Điều Ngự Trượng Phu. Tịnh Ảnh Sớ nói: Giỏi điều phục chúng sanh, gọi là Điều Ngự Trượng Phu. Hợp Tán nói: Tự mình đã là trượng phu, lại điều phục trượng phu, nên danh hiệu Phật là Điều Ngự Trượng Phu. Nếu đầy đủ bốn pháp, tức gọi là trượng phu. Bốn loại nào. Thứ nhất: Thân cận thiện tri thức. Thứ hai: Có thể nghe pháp. Thứ ba: Tư duy nghĩa. Thứ tư: Như thuyết tu hành”. Chúng ta xem đoạn này, đây là hiệu thứ tám trong mười đức hiệu của Như Lai, xưng là Điều Ngự Trượng Phu. Trong Tịnh Ảnh Sớ nói đơn giản sơ lược hơn.

“Giỏi điều phục chúng sanh”, điều phục là giáo hóa, sâu sắc hơn ý nghĩa giáo hóa, xuất hiện thành quả giáo hóa. Cũng chính là những chúng sanh được giáo hóa, đều có thể tâm phục khẩu phục, phục nghĩa là như vậy. Cho thấy đây là điều không đơn giản. Đức Phật làm được, pháp thân Bồ Tát cũng làm được. Vì sao các ngài có thể làm được? Trong Hợp Tán nói rất rõ ràng, trong Hợp Tán nói: “Đầy đủ bốn pháp”. Nói như chúng ta bây giờ, là họ đầy đủ bốn điều kiện, nên họ có thể làm được. Giáo dục cần phải thật sự điều phục chúng sanh, giáo dục mới được coi là thành công.

Chúng ta biết tâm người vốn thiện, trong Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật nói: “tất cả chúng sanh vốn là Phật”. Đức Phật dạy chúng ta tín giải hành chứng, đối với giáo pháp của Phật, trước tiên chúng ta phải kiến lập tín tâm. Sau khi tin rồi phải cầu giải, phải hiểu rõ ràng minh bạch giáo huấn của Phật, sau đó như giáo tu hành. Trong việc tu hành, quan trọng nhất là điều phục vọng tâm, khởi tâm động niệm của chúng ta. Chữ hành này là nói đến hành vi, hành vi có thiện có ác, khởi tâm động niệm. Do ý niệm chỉ huy ngôn ngữ tạo tác của chúng ta, cho nên tu hành phải tu từ đâu? Nếu nói là tu từ trên ngôn hành cũng coi là không tệ, nhưng đó không phải là căn bản, vẫn là tu hành trên phương diện cành lá. Căn bản là khởi tâm động niệm, tu tốt căn bản, cành lá tự nhiên tươi tốt, đây là khẳng định, cũng chính là điều phục viên mãn. Thực tế trong pháp đại thừa nói, khởi tâm động niệm cũng là phiền não, loại phiền não này gọi là căn bản vô minh. Danh từ này rất có ý nghĩa, nên gọi là tư nghĩa, vô minh, minh là thấu hiểu. Vô minh, là hiện tại không thấu suốt, không thấu suốt điều gì? Không hiểu rõ bản thân, điểm này chúng ta phải đặc biệt lưu ý. Đặc biệt là dạy học của Phật pháp đại thừa, nó dạy điều gì? Mục tiêu sau cùng là hiểu rõ bản thân, dạy học như vậy là viên mãn.

Bản thân là gì? Mấy người có thể nhận thức, mấy người có thể nói ra được? Đừng nói phàm phu chúng ta không nói ra được, Phật Bồ Tát trong mười pháp giới cũng không nói ra được, vì sao vậy? Vì không thấu triệt. Dùng thuật ngữ Phật pháp để nói, phá được vô minh sẽ hiểu được, phá được vô minh là người nào? Là đã thành Phật.

Trong nhà Phật thường nói: Phá nhất phẩm vô minh, chứng nhất phần pháp thân, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật. Đó thật sự là thấu triệt, biết được bản thân là như thế nào, hoàn toàn hiểu rõ ràng. Trong Kinh Hoa Nghiêm nói, đó là Viên giáo sơ trú Bồ Tát trở lên, thật sự rõ ràng minh bạch, đó chính là điều phục viên mãn. Ai điều phục họ? Là Như Lai dạy họ, nên Như Lai gọi là Trượng Phu, Đại Trượng Phu! Tự mình gọi là Trượng Phu, lại có thể điều phục Trượng Phu. Trượng Phu là chỉ mười pháp giới, là thật không phải giả, vì sao vậy? Tất cả chúng sanh vốn là Phật. Trượng Phu là biệt danh của Phật. Là vì họ mê mất tự tánh, mê mà không giác. Tự tánh của họ có mất chăng? Không mất. Chư vị nên nhớ, là mê mất, mê tốt hơn là mất, không phải thật sự mất đi. Chỉ cần họ giác ngộ họ sẽ nhận thức được, nên mê mất không phải là mất thật. Trong Kinh Lăng Nghiêm nói: “Diễn nhược đạt đa, mê đầu nhận ảnh”, đây chính là nói rõ như thế nào gọi là mê mất, không mất đi, bản thân không biết.