/ 600
451

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 156

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên tập: Bình Minh

Thời gian: 03.10.2010

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội – Hongkong

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 182, hàng thứ hai. Từ câu“Như Lai, Ứng Cúng đến Phật Thế Tôn”, ở đây chúng phải phải đọc hết mười hiệu. Mười hiệu ở trong kinh văn, trang 181 hàng thứ nhất. “Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn”. Chúng ta trở lại xem trang 182 hàng thứ hai.

Mười hiệu này là “thông hiệu của Chư Phật”, Bồ Tát thành Phật đều có mười hiệu này, mười hiệu này là tánh đức. Chúng ta xem: “Tất cả chư Phật đều đầy đủ mười hiệu này. Quả thật chư Phật đức vô lượng, nên đức hiệu cũng vô lượng. Ngày nay tùy theo căn cơ chúng sanh, nên tóm lược mà xưng mười hiệu”. Chúng ta biết Kinh Hoa Nghiêm dùng mười biểu pháp, chữ số từ một đến mười là một con số viên mãn. Nên trong Kinh Hoa Nghiêm, mười không phải là con số, nó tượng trưng cho sự viên mãn.

Như trong Kinh Di Đà dùng bảy, bảy cũng không phải con số, cũng là tượng trưng sự viên mãn. Theo cách nói trong kinh này, bảy là bốn phương, trên, dưới, ở giữa. Đây là viên mãn, nó tượng trưng ý này. Nên trong kinh rất nhiều chữ số, thật ra đều là tượng trưng cho sự viên mãn, minh tâm kiến tánh. Tánh đức vô lượng vô biên vô số vô tận. Có một chút khế nhập kinh tạng có thể lãnh hội được, hiện tại sáu căn chúng ta tiếp xúc với cảnh giới sáu trần, loại nào không phải là tánh đức đang thị hiện?

Đức Phật trong lúc dạy học vì phương tiện, quy nạp đức năng đức tướng vô lượng vô biên thành mười loại lớn. Tức là đưa ra một ví dụ để nói, đưa ra mười ví dụ. Thật ra trong mỗi hiệu xưng, đều nói không cùng.

Bên dưới Hoàng Niệm Tổ giải thích: “Mười hiệu này trong sự khai hợp của các kinh, có phần không tương đồng. Ví dụ như Tịnh Ảnh Sớ”- đây là pháp sư tiểu Huệ Viễn thời nhà Tùy, chú giải Kinh Vô Lượng Thọ của ông. Nghĩa Sớ_ ở trong nước, ở nước ngoài lưu thông rất rộng. Hiện nay vẫn còn trong năm loại bản dịch, dịch hay nhất. “Ông y theo Thành Thật Luận hợp Vô Thượng Sĩ và Điều Ngự Trượng Phu thành một hiệu, khai Phật Thế Tôn thành hai hiệu”, đây là trong Thành Thật Luận nói.

“Kim”, là nói hiện nay, bản hội tập này của chúng ta, và bản chú giải của Hoàng Niệm Tổ, “y theo Kinh Niết Bàn, Kinh Anh Lạc và Đại Luận”, Đại Luận tức Đại Trí Độ Luận. Y theo những kinh luận này: “Vô Thượng Sĩ và Điều Ngự Trượng Phu phân thành hai hiệu. Đối với Phật Thế Tôn thì hợp lại thành một”, cũng trở thành mười hiệu. “Kinh Niết Bàn hợp thành danh hiệu thứ mười, ngày nay y theo thuyết trong Kinh Niết Bàn”.

Bên dưới Hoàng Niệm Tổ giải thích mười hiệu này, mười hiệu đều là đức hiệu xưng tánh. “Bên dưới phân thành mười hiệu”. Hôm nay chúng ta học cùng nhau học tập, đoạn này rất quan trọng, là thường thức Phật học, nhất định phải biết, mười hiệu này giải thích như thế nào. Hiểu rõ ràng minh bạch sẽ biết những gì trong Kinh Hoa Nghiêm nói, tất cả chúng sanh đều có trí tuệ đức tướng của Như Lai, câu này rất thú vị. Trí tuệ của Như Lai vô lượng, đức tướng cũng vô lượng. Trong mười hiệu này hiển thị đức tướng.

Thứ nhất. “Như Lai: Như là chân như”. Chân như tức là bản tánh, nghĩa là tự tánh. Cũng gọi là pháp tánh, cũng gọi là chân tâm, cũng gọi là đệ nhất nghĩa. Trong kinh Đức Phật nói về vấn đề này, đã dùng mấy mươi danh từ khác nhau, vì sao vậy? Một vấn đề dùng một danh từ là đủ, hà tất nói nhiều như vậy? Đây là phương tiện thiện xảo trong lúc Phật giảng kinh thuyết pháp, vì sao vậy? Vì tất cả đều là giả, không có gì là thật. Đức Phật sợ chúng ta chấp tướng, nên ngài dùng rất nhiều danh từ để hình dung một vấn đề, chỉ cần hiểu là được, còn nói như thế nào cũng không sao. Đây là chân thật nghĩa của Như Lai.

Bởi thế trong Đại Thừa Khởi tín Luận, Bồ Tát Mã Minh dạy chúng ta, nên nghe kinh và nghiên cứu kinh điển như thế nào. Ngài dạy cho chúng ta ba nguyên tắc: Thứ nhất là thính giáo, thính giáo nghĩa là nghe giảng kinh, đừng chấp trước vào tướng ngôn thuyết. Nói cách khác, chúng ta xem kinh điển đừng chấp trước tướng văn tự, văn tự là phù hiệu của ngôn ngữ. Đừng chấp trước ngôn thuyết tức đừng chấp trước văn tự, văn tự sâu cạn hay nhiều ít không quan trọng. Chỉ cần nói lên được ý nghĩa là đủ, hiểu được ý là được. Bởi thế trong Tứ y pháp, Đức Phật dạy chúng ta: “y nghĩa bất y ngữ”, điều này rất quan trọng. Thật sự hiểu chân thật nghĩa của Như Lai, trong kệ khai kinh nói: “nguyện hiểu Như Lai chân thật nghĩa”, đừng nên chấp tướng. Đức Phật nói ra nhiều danh tướng như vậy, là dạy chúng ta đừng chấp vào tướng danh tự, đây là điều thứ hai của Bồ Tát Mã Minh. Điều thứ nhất là đừng chấp tướng ngôn thuyết, thứ hai là đừng chấp tướng danh tự. Tất cả danh từ thuật ngữ đều là giả thiết, đều giúp chúng ta ngộ nhập nghĩa chân thật. Nếu chấp tướng là sai, vĩnh viễn không hiểu được nghĩa chân thật, hiểu được nghĩa chân thật là ngộ nhập tự tánh. Trong tông môn gọi là minh tâm kiến tánh, kiến tánh liền thành Phật.

/ 600