/ 600
454

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 155

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Liên Hải

Biên tập: Bình Minh

Thời gian: 02.10.2010

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội – Hongkong

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 180, hàng thứ hai từ dưới đếm lên, “Pháp Tạng Nhân Địa Đệ Tứ”. Trong phẩm này đầu tiên Thế Tôn giới thiệu với chúng ta nhân địa học đạo và nhân duyên phát tâm của tỳ kheo Pháp Tạng, bây giờ mời xem kinh văn.

“Phật cáo A nan quá khư vô lượng bất khả tư nghị vô ương số kiếp, hữu Phật xuất thế, danh Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai, ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn. Tại thế giáo thọ tứ thập nhị kiếp, thời vị chư thiên, cập thế nhân dân, thuyết kinh giảng đạo”. Đoạn kinh văn này vô cùng quan trọng, nói rõ ràng với chúng ta Phật giáo là gì? Phật giáo là giáo dục.

Thế Tôn Tự Tại Vương Như Lai sau khi thị hiện thành đẳng chánh giác, liền ở thế gian truyền dạy, dạy thời gian bao lâu? 42 kiếp, từ đó có thể biết thọ mạng của Phật rất dài. Dạy học dạy 42 kiếp, ngài vì chư thiên, đây là đối tượng dạy học, “chư thiên và nhân dân thế gian thuyết kinh giảng đạo”. Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện trong thế gian của chúng ta, thị hiện cùng người thế gian, đồng đẳng tình huống như vậy, trú thế 80 năm, giảng kinh dạy học 49 năm. Tất cả Chư Phật Như Lai thị hiện tại thế gian, không ai không theo sự nghiệp giảng kinh dạy học. Điều này chúng ta nên hiểu. Phật Đà là giáo dục, đó không phải là tôn giáo, so với tôn giáo thì cao siêu hơn nhiều. Chúng ta về sau đều có thể học tập được rất nhiều. Ở đây bao hàm có mười loại thông hiệu của Đức Phật. Mười loại thông hiệu này biểu thị cho tánh đức của tự tánh.

Bây giờ chúng ta xem chú giải của Hoàng Niệm Lão, đầu tiên nói “vô ương số kiếp”, đây là nói Phật trong thời quá khứ, nhân địa này thời gian quá khứ rất lâu xa.

“Vô ương số” cũng chính là vô lượng vô số mà người xưa thường nói. Phạn ngữ gọi là A tăng kỳ, dịch là vô ương số, ương nghĩa là tậnvậy. Là vô lượng vô số kiếp, xưng là vô ương số kiếp, hoặc là a tăng kỳ kiếp, nghĩa của kiếp, phẩm trước nói là bố thí lụy kiếp. Kiếp là đơn vị thời gian rất dài. Không phải chúng ta tính toán mà có thể tính ra được. Cho nên gọi là “vô ương số kiếp”, cũng có thể gọi là “a tăng kỳ kiếp”. A tăng kỳ là tiếng Phạn, mà a tăng kỳ ở đây lại là không có hạn lượng, không phải là thứ có thể suy lường được, không có cách gì để tính toán, không phải ngôn ngữ chúng ta tưởng tượng mà có thể nói rõ ràng được. Nên nói “vô lượng bất khả tư nghị vô ương số kiếp”, chỉ thời quá khứ lâu xa vô cùng. Phật Thích Ca Mâu Ni giới thiệu cho chúng ta Phật A Di Đà tại nhân địa, thời gian rất dài rất dài. Lúc này “có Phật xuất thế”, có một Đức Phật xuất hiện tại thế gian, hiệu là “Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai”.

Đoạn dưới đây nói, Thế gian Tự Tại Vương, từ Đường Dịch, bởi vì bản này là hội tập năm bản nguyên dịch, Đường dịch chính là bản trong kinh Đại Bảo Tích hội Vô Lượng Thọ.

Thời đại kiếp quá khứ lâu xa, vô lượng không thể nghĩ bàn vô tận số, đoạn này là nói về thời gian rất dài, có Phật xuất hiện ở đời hiệu là Thế Gian Tự Tại Vương, danh hiệu riêng có của một vị cổ Phật gọi là biệt hiệu, Phật là thông xưng, đây là một đức Phật rất lâu xa, rất lâu xa. Thông thường chúng ta xưng họ là cổ Phật. Thế gian tự tại là thường tại thế gian mà không làm câu ngại cho thế gian, câu là câu thúc, ngại là chướng ngại, vậy là được đại tự tại rồi.

Nói cách khác, ngài ở tại thế gian, sẽ không bị tất cả những pháp thế gian quấy nhiễu, chúng tôi dùng chữ quấy nhiễu cho mọi người dễ hiểu, ngài có thể không bị quấy nhiễu, vậy là tự tại, không như chúng ta, chúng ta là phàm phu, động một tí là bị thế gian chướng ngại. Quí vị xem, nhìn thấy sự việc thuận lòng vừa ý liền khởi tham ái. Tham ái này chính là bị nó làm quấy nhiễu. Nghe thấy những lời nói không vừa ý trong lòng liền oán hận. Quí vị xem đó là bị hoàn cảnh bên ngoài quấy nhiễu. Ngày nay chúng ta nói bị hoàn cảnh ảnh hưởng. Người nào có thể không bị hoàn cảnh ảnh hưởng? Người thực sự tu hành. Họ tu hành những gì? Chính là tu không bị hoàn cảnh bên ngoài ảnh hưởng, đây gọi là tu hành. Tu hành có tốt bao nhiêu vẫn bị hoàn cảnh ảnh hưởng, tu hành có tốt cũng chưa có thành tựu. Hoàn cảnh này đến thử thách quí vị, hoàn cảnh vừa thử thách quí vị đã không đạt tiêu chuẩn rồi. Cổ nhân thường nói “bát phong xuy bất động”, bát phong xuy bất động trong Phật Pháp là nói về mức độ thấp nhất, không phải là cao cấp, ít nhất quí vị phải có thể trong cảnh giới này học cách tâm bất động. Trong kinh đại thừa thường nói không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước. Đó chính là Phật. Vẫn con khởi tâm động niệm có thể làm được không phân biệt không chấp trước, đây là Bồ Tát. Không phân biệt cũng làm không được, không phân biệt rất vi tế, có thể làm được không chấp trước đó là A la hán, cũng được, cũng coi như là có thành tựu nhỏ rồi. Những đạo lý này người học Phật không thể không hiểu.

/ 600