/ 600
642

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 152

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Liên Hải

Biên tập: Minh Tâm

Thời gian: 29.09.2010

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội – Hongkong

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 175, chúng ta bắt đầu xem từ hàng thứ tư.

“Ư nhất thiết pháp nhi đắc tối thắng tự tại cố, tối thắng nhị tự, tự Đường dịch, tâm ly phiền não chi hệ phược, thông đạt vô ngại vị chi tự tại, hựu bất mưu nhi vận, nhất thiết vô ngại, vị chi tự tại”. Phía trước của đoạn này chúng ta đã học qua. Hôm nay chúng ta lại bắt đầu xem từ đoạn này. Đây là một đoạn, câu này vô cùng quan trọng, là điều tất cả chúng sanh hướng đến. Quí vị nghĩ thử xem ai không muốn được tự tại trong tất cả các pháp? Sự việc này có thể làm được hay không? Không những là tự tại, còn thêm hai chữ nữa là “tối thắng tự tại”, tự tại thù thắng không gì sánh bằng. Chúng ta nhất định phải biết, đây là nói Phật A Di Đà, nói Phật A Di Đà ý nghĩa quan trọng nhất là nói bản thân chúng ta, trong pháp Đại thừa sanh Phật không hai, sanh là chúng sanh, Phật là Chư Phật Như Lai. Vì sao chúng ta gọi ngài là Phật? Vì Ngài đắc tối thắng tự tại, chúng ta liền xưng Ngài là Phật.

Ngày nay chúng ta khắp nơi đều chướng ngại, đây đều là lục đạo phàm phu, vì sao người ta không có chướng ngại, chúng ta lại có chướng ngại? Chướng ngại từ đâu mà có? Chướng ngại từ trong tập khí phiền não của chính mình. Đức Phật dạy chúng ta làm thế nào mới thành Phật? Buông phiền não tập khí xuống, chướng ngại chẳng phải sẽ không còn nữa sao? Tự tại liền hiện ra rồi. Vì sao vậy? Vì tánh đức trong tự tánh vốn là tự tại. Cho nên tự tại không phải từ bên ngoài mà đến, là chúng ta vốn có vậy. Trong kinh đã nói Phật đều nói bản thân vốn có, lời của Cổ thánh tiên hiền nói rất hàm súc, không nói tỉ mỉ như kinh Phật vậy. Cổ nhân đã nói, trong Luận Ngữ nói bản tánh vốn thiện. Quí vị xem ý nghĩa này được viết vào trong Tam tự kinh, dạy học cho nhi đồng. Các em nhỏ đến trường đi học, bộ sách đầu tiên chính là học Tam tự kinh, trong Tam tự kinh có câu: “nhân chi sơ, tánh bổn thiện”. Thiện là gì? tự tại chính là thiện, không tự tại vậy làm sao mà gọi là thiện được? Hi vọng đạt được điều gì? Hi vọng khôi phục bản tánh, khôi phục bản thiện của chúng ta, thiện này không phải thiện trong thiện ác, thiện này mỗi mỗi đều viên mãn đây gọi là thiện, thiện chính là tốt quá rồi, không còn có mảy may khuyết điểm nào nữa. Thiện chính là ý nghĩa này, không phải thiện của thiện ác, ý nghĩa thiện của thiện ác rất nhỏ hẹp, ý nghĩa này sâu rộng vô tận. Phật đem những đạo lý này giảng cho chúng ta một cách rõ ràng, thấu đáo. Phật là thầy giáo của chúng ta, Phật, Bồ Tát, A la hán, trước đây chúng tôi đã nói qua rất nhiều lần rồi, là danh xưng học vị trong Phật Giáo, mỗi người đều có thể lấy được. Phật là học vị cao nhất, giống như tiến sĩ vậy. Bồ Tát giống như thạc sĩ, A la hán giống như cử nhân, người người đều có thể lấy được. Trong Kinh Hoa Nghiêm nói rất hay “tất cả chúng sanh vốn là Phật”, quí vị xem câu này nói hay biết bao, “vốn là”, quí vị hiện tại lại muốn đi kiếm cho được nó, có lý gì lại không thành tựu? Then chốt chính là buông bỏ, quí vị chỉ cần có thể buông bỏ tất cả vọng tưởng phân biệt chấp trước, trong Phật Pháp liền xưng quí vị là Phật Đà. Ba thứ này đều buông bỏ rồi, trí tuệ, đức năng, tướng hảo ở trong tự tánh đều khôi phục, bởi vì nó là tự tánh vốn có, nó không phải từ bên ngoài đến, thứ vốn có này mới gọi là thiện. Cổ nhân dùng một chữ này để đại biểu. Phật giảng thấu triệt hơn. Trong chữ thiện này bao hàm điều gì? Bao hàm trí tuệ đức tướng vô lượng vô biên, cho nên Tiến sĩ Townenbe nói rất hay: cổ nhân tâm lượng lớn có thể bao dung văn hóa dị tộc, tức là nói Phật Giáo Ấn độ. Phật Giáo truyền đến Trung Quốc, người Trung Quốc hoàn toàn tiếp thu, điều này tâm lượng lớn có thể bao dung. Trên thế giới tâm lượng lớn như vậy ít thấy, không nhiều, ở Châu Âu không nhìn thấy, chỉ có Trung Quốc thực sự rất đặc thù, hoàn toàn chấp nhận. Sau đó ông ấy nói: Phật Giáo làm phong phú văn hóa bản địa Trung Quốc, chúng ta dùng Phật Giáo giải thích kinh điển của Nho gia, giải thích kinh điển của Đạo gia. Đem Nho và Đạo đều nâng cao lên. Quí vị nói xem “tánh bổn thiện” chữ thiện này, lúc chưa có kinh Phật, thì chữ thiện đó phạm vi người giảng đều rất nhỏ. Rất nhiều người đều cho rằng nó là chữ thiện trong từ thiện ác, chưa có ai giảng viên dung như vậy.

/ 600