/ 600
589

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 147

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên tập: Minh Tâm

Thời gian: 24.09.2010

Địa điểm: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà_HongKong

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 169, hàng thứ ba kinh văn, chúng ta đọc một đoạn kinh văn.

“A nan, Như Lai dĩ vô tận đại bi, căng ai tam giới, sở dĩ xuất hưng ư thế, quang xiển đạo giáo, dục chửng quần manh, huệ dĩ chân thật chi lợi”.

Chúng ta xem đến đây, đây là một đoạn nhỏ. Đoạn này nói rõ vì sao đức Thế Tôn đến thế gian này, đến để sáng lập nền giáo dục Phật giáo, đây không phải là Tôn giáo. Tôn giáo không phải khẩu khí này, không phải ngữ khí này, điều này Thế Tôn ở trong hội này nói rất rõ ràng minh bạch. Phật Bồ Tát đến thế gian này “xuất hưng ư thế”, quan trọng nhất là tâm đại từ bi, thương xót chúng sanh khổ nạn trong tam giới. Tam giới nghĩa là nói luân hồi lục đạo của chúng ta: dục giới, sắc giới, vô sắc giới. Vì sao Đức Phật làm như vậy? Những người học Phật chúng ta chắc đều có thể trả lời, trong kinh điển đại thừa, chúng ta trải qua thời gian huân tập lâu dài. Tuy chưa ngộ được lý, nhưng nghe nhiều về kinh điển đại thừa, ít nhiều cũng có thể lãnh hội một vài điều. Quan trọng nhất có thể nói, duy chỉ có giáo dục Phật giáo, đối với nhận thức về nhân sinh vũ trụ là chính xác nhất, viên mãn nhất.

Trong Kinh Hoa Nghiêm, trong Hoàn Nguyên Quán nói rất rõ ràng, vũ trụ từ đâu mà có? Vì sao có vũ trụ? Những gì Đức Phật nói với chúng ta, dùng thuật ngữ trong kinh gọi là thật tướng các pháp. Phật đối với biến pháp giới hư không giới_nói như cách nói hiện nay của chúng ta, nghĩa là tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ, tất cả người sự vật, dùng một chữ làm đại danh từ chung, chữ này gọi là “pháp”, dùng chữ này làm đại danh từ chung, “pháp” là bao hàm hết toàn bộ, không sót thứ gì.

Phật có nghĩa là gì? Phật là từ tiếng Phạn dịch sang. Cổ Ấn độ bất kỳ một pháp nào, đều có thể, đều có tướng, đều có dụng. Thể của chữ pháp này là tự tánh, vì tất cả pháp đều từ tự tánh biến hiện ra, tự tánh năng sanh năng hiện. Muôn sự muôn vật giữa vũ trụ là tướng của pháp này, thông thường chúng ta gọi là pháp tướng. Trong Phật giáo có một Tông phái gọi là Pháp tướng tông, quý vị sẽ biết đối tượng học tập của pháp tướng tông, là chuyên môn nghiên cứu hiện tượng. Hiện tượng có hai loại lớn, một là hiện tượng tinh thần, Phật pháp gọi là tâm pháp. Một loại lớn khác là hiện tượng vật chất, gọi là sắc pháp. Sắc là nói vật chất, biểu trưng chung của vật chất dùng một chữ sắc. Đại biểu chung của hiện tượng tâm lý là dùng tâm, tâm này không phải chân tâm, tâm này là A lại da. Vì A lại da năng biến, thập pháp giới y chánh trang nghiêm là A lại da sở biến. Chân tâm bất biến, nó năng hiện, năng sanh năng hiện, nó bất biến. Từ đâu để nhận ra? Quý vị xem Tịnh độ tông nói bốn cõi: Cõi phàm thánh đồng cư, cõi phương tiện hữu dư, cõi thật báo trang nghiêm, cõi thường tịch quang tịnh. Trong bốn cõi này thường tịch quang là tự tánh, vĩnh hằng bất biến, trong thiền tông gọi là minh tâm kiến tánh, thấy điều gì? Thấy thường tịch quang, đó là kiến tánh. Pháp tướng, đó là nói ba cõi ở dưới đều là pháp tướng, thường tịch quang là pháp tánh, đây là tánh tướng. Trong tự tánh, nó không phải vật chất, cũng không phải tinh thần, nó là bản thể của tinh thần và vật chất. Tánh tướng là một không phải hai, nếu không có tánh làm gì có tướng?

Bao nhiêu năm nay chúng ta cùng nhau học tập, vì ngày ngày chúng ta đối diện trước màn hình. Tôi thường dùng ti vi hoặc là màn hình vi tính ví như tự tánh, thường tịch quang. Những sắc tướng hiện ra trên màn hình, ví như pháp tướng. Quý vị xem có thể có tướng, ví như pháp tướng. Pháp tướng sai biệt hoàn toàn, pháp tánh như như bất động. Trên ti vi chúng ta thấy rất nhiều kênh_ở nước ngoài, thông thường ti vi ở trong nhà có thể xem được hơn 100 đài, tức là hơn 100 kênh, đều hiện ra trên một màn hình. Dùng ví dụ này so với cổ nhân đích thực tiện lợi hơn rất nhiều. Ngày xưa không có những loại máy móc này, rất khó ví dụ, bất đắc dĩ mới dùng vàng và trang sức làm ví dụ. Dùng vàng ví với tự tánh, trang sức ví như pháp tướng, thể tướng dụng. Phật pháp dạy học là ở dụng, dụng là hoàn toàn minh bạch, giác ngộ, không còn mê hoặc, hiểu rõ chân tướng muôn sự muôn vật, đây gọi là Phật. Cứu cánh thông đạt, viên mãn thấu triệt, người này đã thành Phật. Tuy thấu triệt nhưng vẫn chưa viên mãn, gọi là Bồ Tát. Cho nên Bồ Tát là ở địa vị của học sinh, Phật đã tốt nghiệp, tốt nghiệp viên mãn. Trong Phật pháp nói: tất cả chúng sanh vốn là Phật, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Đã có Phật tánh, đương nhiên có thể chứng được quả Phật. Tôn giáo tuyệt đối không có lý niệm này, nhất định không có. Tôn giáo cho rằng giữa vũ trụ có một vị thần chủ tể, vị chân thần duy nhất. Bất kỳ ai, bất luận tu hành như thế nào, cũng không thể bình đẳng với thần, thần là độc nhất vô nhị. Tất cả chúng sanh vĩnh viễn phải nghe theo vị thần này, khái niệm này không tìm thấy trong kinh điển Phật giáo, không có khái niệm này. Bởi vậy chúng ta cần phải nhận thức rõ ràng, Phật giáo là giáo dục, giáo dục của Đức Phật.

/ 600