/ 600
713

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 143

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên tập: Bình Minh

Thời gian: 14.09.2010

Địa điểm: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà_HongKong


Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 165, hàng thứ năm từ dưới đếm lên, bắt đầu xem từ câu “đạo sư giả”. Hai chữ đạo sư này là kinh văn. “Đạo sư là chỉ dẫn mọi người đi vào Phật đạo. Thập Trú Đoạn Kiết Kinh nói: Hiệu đạo sư, khiến chúng sanh hiểu được chánh đạo của mình. Hoa Thủ Kinh nói: Có thể vì người mà nói đạo không có sanh tử, nên gọi là đạo sư”.

Cách xưng hô này ở trong kinh điển đại thừa, là tôn xưng đối với Đức Phật, không được xưng hô tùy tiện. Trong Phật pháp, cách xưng hô này là thường thức, cần phải biết. Thông thường trong xã hội, danh từ Hòa Thượng ai cũng biết, nhưng bây giờ hàm nghĩa rất mơ hồ, thậm chí sanh ra hiểu lầm nghiêm trọng. Hai chữ này là dịch âm tiếng Phạn, nghĩa của nó là thân giáo sư, nên mối liên quan này vô cùng mật thiết, cũng vô cùng quan trọng.

Trong một trường học, Phật pháp đích thực là trường học, người chủ trì việc giáo hóa là hiệu trưởng, họ nắm giữ chính sách dạy học, do họ mời thầy giáo. Tất cả thầy giáo dạy học đều không thể tách rời tôn chỉ dạy học, khiến việc dạy học đạt đến mục tiêu hoàn thiện nhất. Bởi vậy việc giáo dục làm có thành công hay không, mấu chốt ở vị hiệu trưởng, không do thầy giáo, thầy giáo chỉ chấp hành. Sách lược chung, tổng chỉ huy là người hiệu trưởng, nên Hòa Thượng chính là hiệu trưởng. Một đạo tràng chỉ có một người được gọi là Hòa Thượng, thông thường gọi là phương trượng, trú trì, người này được gọi là Hòa Thượng. Ngoài người này ra, những người xuất gia khác không được gọi là Hòa Thượng, mà gọi là A xà lê. Người xưa có khi ngôn ngữ đơn giản, gọi là Xà lê. Xà lê nghĩa là A xà lê, đều là tiếng Phạn. Xà lê tức là thầy giáo bình thường, như giáo thọ ở trường, giáo thọ trong trường đại học gọi là Xà lê, hiệu trưởng mới gọi là Hòa Thượng, nên Hòa Thượng vô cùng tôn quý. Một đạo tràng lớn chỉ có một vị Hòa Thượng, không có nhiều. Bây giờ, chỉ cần nhìn thấy người xuất gia, người ta đều gọi là Hòa Thượng. Đối với Phật pháp danh từ này là chưa thật sự hiểu rõ, hiểu thật sự sẽ không có tình hình này, bây giờ cũng rất ít người nói đến vấn đề này. Chúng ta học đến đây, cần phải nói rõ một chút. Bởi vậy, Phật giáo là thầy dẫn dường, nó không phải Tôn giáo, trong Tôn giáo không có xưng hô này_thân giáo thọ, không có xưng hô này, chỉ có trường học mới có, ở trong trường học đầy đủ điều kiện của một Hòa Thượng, dùng cách nói hiện nay để nói, một người hiệu trưởng của trường, họ thật sự là thân giáo sư. Còn một người nữa cũng có thể gọi là Hòa thượng, đó là người trực tiếp chỉ đạo ta, dạy ta. Quan hệ của người này, tuy họ không phải hiệu trưởng của trường, nhưng mối liên quan của người này với tôi đặc biệt mật thiết, chúng ta học theo họ, hiện nay gọi là giáo thọ chỉ đạo. Trong trường rất nhiều giáo thọ, không có chỉ đạo, chúng ta không học môn của họ, chúng ta chỉ gọi họ- trong Phật giáo gọi là Xà lê, gọi là A xà lê, tức thông thường gọi là thầy giáo. Trực tiếp dạy chúng ta, quan hệ này rất quan trọng, đây cũng có thể gọi là Hòa Thượng.

Phật pháp là sư đạo. Quý vị xem chúng ta xưng Phật, là tôn xưng đối với Phật, Phật là Hòa Thượng. Là hòa thượng thật sự của chúng ta, hòa thượng duy nhất. Phật cũng gọi là đạo sư, nên đạo sư là tôn xưng đối với Phật. Một xưng hô khác gọi là đại sư, đại sư không phải xưng hô tùy tiện, đại sư là xưng hô đối với Phật. Quý vị xem trong truyền thống xưa, những người xuất gia, họ rất có thành tựu, nhưng không được xưng đại sư. Trong Thiền tông họ có thành tựu gọi là Thiền sư, trong giáo môn có thành tựu gọi là pháp sư. Thông đạt tam tạng, quảng học đa văn, thông đạt tam tạng, nghĩa là có tư cách phiên dịch kinh điển, chúng ta gọi là tam tạng pháp sư. Đều dùng cách xưng hô này, chứ không gọi họ là đại sư. Ngày xưa đế vương phong hiệu cho họ, thông thường gọi là quốc sư, đó đều là phong hiệu, thầy của hoàng đế. Quốc vương, đại thần tiếp thu chỉ dẫn của họ, tiếp thu giáo huấn của họ, xưng là quốc sư. Thông đạt kinh luận gọi là kinh sư, luận sư. Thông đạt giới luật gọi là luật sư. Những xưng hô này đều có sở trường, tam tạng kinh, luật, luận thông đạt giống nhau, là xưng hô như vậy. Xưng pháp sư, xưng đại pháp sư, xưng đại pháp sư là tôn kính, kính xưng đối với họ. Nên những thường thức này chúng ta đều phải biết. Cách xưng hô sai lầm đó điều là người ngoài.

/ 600